Nuôi Tắc kè và Nhím: nghề chăn nuôi mới cho hộ gia đình
Tắc kè là nguồn dược liệu quí hiếm, có giá trị kinh tế cao, nhưng hiện nay ngồn tắc kè trong thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nên việc phát triển nuôi tắc kè tại hộ gia đình mang lại nhiều lợi ích và rất cần thiết.
Tắc kè trông giống như con thạch sùng nhưng to và dài hơn. húng thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở tường nhà. Tắc kè đực kêu thành tiếng, tắc kè cái không biết kêu.
Tắc kè cái trưởng thành ở 12 tháng tuổi và bắt đầu đẻ trứng. Nếu cho ăn uống đầy đủ, một tắc kè cái có thể đẻ 7-8 lứa/năm, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Tắc kè không ấp trứng, thời gian trứng nở từ 85-100 ngày, tùy nhiệt độ môi trường. Khi nở tắc kè con chui ra khỏi trứng và hoạt động ngay.
Tắc kè thường kiếm ăn vào buổi tối và trong môi trường yên tĩnh. Mồi của tắc kè là sâu bọ, cào cào, châu chấu, bướm, cánh cam, chuồn chuồn, nhện, dế mèn, mối, gián, ong… Chúng không ăn con mồi chết và ruồi nhặng. Tắc kè có thể nhịn ăn, uống dài ngày, mùa rét có thể nhịn ăn 4 tháng.
Tính ra, nếu một gia đình nuôi 4 thùng tắc kè, mỗi năm có thể thu 150 con. Sau 7-8 tháng nuôi giá bán khoảng 40,000 đồng/con, trừ chi phí đóng chuồng, mua giống còn lãi 4.8 triệu đồng. Nuôi tắc kè không tốn thức ăn mà lại diệt được những loại côn trùng phá hoại mùa màng.
Nuôi nhím sinh sản:
Nhím thuộc bộ gặm nhấm, là loại động vật sống hoang dã, thường sống ở những vùng núi có nhiều hang đá. Chúng sống thành từng đàn 3-4 con, tự đào hang để ở, ban ngày ngủ, ban đêm đi kiếm ăn.
Thịt nhím là loại đặc sản thơm ngon. Mật, dạ dày, lông của nhím dùng để làm thuốc xoa bóp, chữa bệnh dạ dày, viêm tai giữa…
Một con nhím có khối lượng trung bình 15-25 kg, tuổi thọ trung bình của chúng là 15-20 năm. Tuổi thành thục về giới là 1 năm tuổi, nặng 10 kg là có thể cho sinh sản. Cứ 1 đực ghép 1 cái, nhưng phải chú ý nhím không giao phối đồng huyết.
Nhím cái một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 1-3 con. Nhím con nuôi sau 1 năm khối lượng đạt 10 kg, sau 2 năm đạt 15-16 kg và sang năm thứ 3 con đực đạt 20 kg, con cái 17-19 kg.
Tuy sống hoang dã trong rừng, nhưng nhím thuần hóa khá dễ dàng. Mỗi con nhím nuôi mỗi tháng cần khoảng 15 kg rau xanh, 9kg thức ăn tinh, 5 kg củ quả (bí đỏ, khoai, sắn…). Nhím lại ít bị bệnh tật, ngoại trừ một số loại ký sinh trùng như ve, mò, mạt… Sau một năm nuôi là có thể bán hoặc làm thịt. Hiện giá nhím giống khoảng 350,000 đồng/kg, giá nhím thịt 100,000 -140,000đ/kg.Các bài viết khác...
- - Mô hình nuôi nhím trong hộ dân ở thành phố
- - Mô hình nuôi tắc kè hoa của một nông dân
- - Cà Mau: Đột phá lúa – tôm
- - Kinh nghiệm nuôi rắn hổ mang và hổ trâu
- - Nuôi lợn tập trung an toàn sinh học
- - 6 bệnh ở thỏ
- - Nuôi nhím làm giàu
- - Những bệnh thường gặp trên ếch nuôi
- - Qui trình công nghệ chế biến rơm theo phương pháp đóng bánh
- - Mô hình nuôi dê - cá an toàn sinh học
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...