Kinh nghiệm nuôi ong lấy mật (giống địa phương - "ong nội")
Bước 1: Làm chuồng.
- Làm chuồng tròn ( đó ong ) bằng thân cây gỗ, chọn những thân cây rỗng ở giữa nếu lỗ rỗng ở giữa nhỏ thì đục thêm ra cho rộng.
- Chuồng ong có kích thước như sau: dài từ 80 – 100 cm dày 3 – 4 cm, có đường kính trung bình từ 30 – 40 cm.
- Hai đầu chuổng ong bịt bằng tấm ván khoét tròn sao cho vừa khít với lỗ rỗng của thùng ong, sau đó lấy phân trâu bịt kín các khe nơi giữa 2 tấm ván với chuồng ong, không để hở ( lấy phân trâu để bịt vì nó ừa dính, khô nhanh không nứt ne lại không có mùi sau khi khô ).
- Cửa ra vào của chuồng ong nên đặt ở giữa (nếu chọn được những thân cây làm chuồng ong có khe nứt ở đoạn giữa để làm nơi ra vào của ong cho tự nhiên là tốt nhất ). lỗ ra vào của ong chỉ vừa cho ong ra vào từng con một, không để lỗ to quá để tránh các loài ong phá hoại chui vào tổ đuổi ong đi mất.
- Đặt chuồng ở nơi khô ráo, có ánh nắng rọi vào chuồng, phải đặt chuồng ên trên giá để cách mặt đất 50 cm và có mái tre cho chuồng.
Bước 2: Chọn giống:
- Chọn những con ong mật có màu vàng đượm, tránh chọn những con có màu đen nhiều vì cho mật ite hơn.
- Khi gặp đàn ong bắt lấy con ong chúa và dùng kim chọc nát cánh ong chúa (chú ý: không nên cắt cánh ong chúa vì một thời gian sau cánh sẽ mọc trở lại ong chúa dẫn đàn bay đi mất , còn nếu buộc chân thì ong chúa sẽ chết). Sau đó bỏ ong chgúa vào chuồng đã làm sẵn thì đàn ong mật sẽ làm tổ và sống ở trong chuồng.
Bước 3: Chăm sóc:
- Chú ý: Khi nuôi ong phải tránh các đàn kiến chui vào trong tổ ong bằng cách lấy dầu mỡ quét vào chân giá đỡ chuồng hoặc đặt 4 chân giá đỡ chuồng vào 4 bán ( lọ ) đựng nước.
- Thường xuyên theo dõi xem xét đàn ong, xua đuỏi những con ong đen to về bắt mất ong thợ đi khiến đàn ong sợ hãi bỏ chuồng đi mất.
- Thường xuyên theo dõi ong trong quá trình ra vào tổ xem lượng phấn lấy được trong ngày ở 2 chân sau của ong mà biết đường điều chỉnh. Khi nào thấy ong ra vào chuồng không kèm theo túi mật là lúc đó mật đã đầy tổ, cần tiến hành thu hoạch.
Bước 4: Thu hoạch:
- Nên thu mật ong troing tháng 3 là tốt nhất ( vì lúc này mật đặc và thơm ngon nhất ).
- Cách thu mật: Không dùng lửa đốt để sua đuổi đànong đi mà ta nhẹ nhàng cậy đầu tổ ong ra, lấy dao gạt ong ra và cắt lấy phần mật nhiều nhất ( chú ý không được thu triệt để mật trong tổ ong vì nếu lấy hết mật ong sẽ bay đi không ở lại chuồng ).
- Sau khi lấy mật cần quét sạch chuồng ong và bịt lại như cũ.
- Để lấy mật sao cho ngon nhất và để được lâu nhất, thì khi vắt mật cần loại bỏ phần có con non và phần chùm mật có màu vàng đậm, cứng không có vị ngọt và hơi chua (rượu ong) Vì nếu vắt cả phần đó thì mật sẽ không ngon.
Hoạch toán chi phí:
- Trung bình 1 tổ ong thu được 5 chai mật ( chai 65 ) với giá bán 25.000 đồng/chai
Thu được: 5 chai x 25.000 đồng/ chai = 125.000 đồng.
Kinh phí chuyển giao: Hướng dẫn làm chuồng, chọn và bắt ong và hướng dẫn giám sát nuôi trong 5 tháng hết 10 công x 5.000 đồng = 50.000 đồngCác bài viết khác...
- - Mô hình nuôi nhím trong hộ dân ở thành phố
- - Mô hình nuôi tắc kè hoa của một nông dân
- - Cà Mau: Đột phá lúa – tôm
- - Kinh nghiệm nuôi rắn hổ mang và hổ trâu
- - Nuôi lợn tập trung an toàn sinh học
- - 6 bệnh ở thỏ
- - Nuôi nhím làm giàu
- - Những bệnh thường gặp trên ếch nuôi
- - Qui trình công nghệ chế biến rơm theo phương pháp đóng bánh
- - Mô hình nuôi dê - cá an toàn sinh học
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...