Mô hình nuôi dê - cá an toàn sinh học
Thời gian qua không ít các chủ trại chăn nuôi khốn đốn, một số trại phải ngừng hoạt động vì dịch bệnh thì có một trang trại nuôi dê giống vẫn tồn tại và phát triển tốt. Đó là trang trại của chị Võ Thị Nga, ở B18/21P, ấp 3, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM.
Vốn ban đầu chỉ có 10 con dê bách thảo, ngày ngày chị đạp xe đạp đi cắt cỏ, ai nhìn cũng lắc đầu vì ở đất này từ xưa tới giờ chưa ai nuôi dê mà thành công cả. Ai nói cũng mặc, chị kiên trì vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, áp dụng KHKT, chăm sóc tốt, đàn dê trong trại cứ thế tăng dần vượt trên 1.000 con, trong đó có 700 con dê bố mẹ, 500 – 600 con dê con. Chị Võ Thị Nga cho hay: “Thông thường bà con nuôi dê theo cách thả rông ngoài đồng, hay bị lây nhiễm dịch bệnh, cho nên cần phải thiết kế chuồng trại hợp lý, để dễ kiểm soát dịch bệnh”. Qua nhiều năm nuôi dê thành đạt, chị Võ Thị Nga muốn chia sẻ một số kinh nghiệm làm chuồng trại để bà con tham khảo.
Về hướng chuồng: Hướng đông hoặc đông nam là tốt nhất, nhận được ánh sáng buổi sáng, tránh nóng bức về buổi chiều, tránh được mưa tạt gió lùa, ấm áp về mùa đông, mùa hè mát mẻ.
Chuồng trại: Có thể làm bằng tre hoặc gỗ nhưng phải chắc chắn, không để dê chui qua, hay bị lọt chân. Kích thước chuồng phù hợp, mái cao 1,8 -2,5m. Làm theo kiểu nhà sàn, lợp bằng tôn hoặc ngói. Diện tích ngăn lồng chuồng của từng con là: 1,5-1,8m2 đủ cho 1 dê nái và 2-3 dê con.
Sàn chuồng: Làm bằng gỗ thẳng, bản rộng 2,5- 3cm, đóng thành hàng để khe hở cách 1,3- 1,5cm, đủ để phân lọt được dễ dàng. Máng cỏ đặt phía trước ngoài thành chuồng, có khoảng trống để dê thò đầu ra lấy cỏ, bên cạch đặt một xô nhỏ chứa nước uống và treo máng thức ăn tinh bên cạnh.
Đáy sàn chuồng: Cao cách mặt đất 0,8m trở lên (nền chuồng tráng xi măng để tiện cho xịt nước rửa hàng ngày). Nên phủ bạt để che khi trời tối hoặc mưa to.
Làm sân chơi: Nuôi nhốt thâm canh hoặc bán thâm canh buộc phải có sân chơi. Sân lý tưởng nhất có diện tích bằng 3 diện tích chuồng, mặt sân đổ một lớp cát cao ráo, không ẩm ướt, trời mưa phải thoát nước. Định kỳ 3 tháng thay cát một lần. Trong sân có trồng cây bóng mát, hoặc đóng nhiều cọc để treo lá, cỏ (tạo môi trường thiên nhiên), ngoài cùng rào lưới B40 để ngăn với thế giới xung quanh. Ngoài ra người chăn nuôi cần lưu ý mua con giống tốt (mua giống ở trại có uy tín), quan tâm tốt chế độ ăn uống, để nâng cao sức đề kháng, cho ăn 2/3 cỏ tươi, 1/3 thức ăn tinh. Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ vệ sinh phòng dịch, phát hiện bệnh sớm, trị bệnh nhanh, tiêm vaccin định kỳ, đàn dê sẽ phát triển tốt. Một tháng chị nga xuất chuồng từ 100-300 con dê giống, giá 1,5-2 triệu đồng/con. Dê thịt từ 200-300 con, giá dê thịt hiện là 48.000-50.000đ/kg.
Chị Võ Thị Nga không những nuôi dê giỏi mà nuôi cá trê, cá tra cũng rất hiệu quả. Với tổng diện tích 15.000m2, chị nga thiết kế 9.000m2 trang trại nuôi dê còn lại 6.000m2 chia làm hai hồ để nuôi cá, một hồ 1.000m2, một hồ 5.000m2. Cách nuôi cá của chị cũng rất độc đáo, ngoài việc phải chọn địa điểm gần sông để thuận tiện cho việc tháo nước ra, nước vào, diệt cá tạp, xử lý đáy ao… thức ăn cũng phải sạch, chủ yếu là cá vụn, cá mua về rửa sạch cho vào máy xay, qua lò sấy khô rồi vo viên, sấy lại xong cho cá ăn. Không sử dụng phân chuồng hoặc phân tươi, kiểm tra hằng ngày định lượng khẩu phần ăn cho cá làm sao cân đối không thừa, không thiếu. Theo chị Nga, cho ăn theo cách này cá có đủ dinh dưỡng để phát triển, nguồn nước không bao giờ bị ô nhiễm. Cá không bị bệnh, không cần sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc tăng trọng. Nuôi cá giống ở ao nhỏ 3 tháng, chuyển qua ao lớn nuôi thêm 3 tháng là xuất cá thịt. Chất lượng cá trong ao của chị được thương lái và giới chuyên môn đánh giá là cá sạch. Cũng chính vì vậy cá bán được giá, tới vụ thu hoạch thương lái tới tận ao cân. Một năm ao của chị nga thu hoạch cá được hai lứa, mỗi lứa khoảng 40 - 50 tấn cá (giá bình quân 12.500đ/kg).
Qua việc nuôi dê và nuôi cá trê một năm chị Võ Thị Nga thu trên 1 tỷ đồng.
Nguồn khoahocchonhanong.com.vn
Các bài viết khác...
- - Mô hình nuôi nhím trong hộ dân ở thành phố
- - Mô hình nuôi tắc kè hoa của một nông dân
- - Cà Mau: Đột phá lúa – tôm
- - Kinh nghiệm nuôi rắn hổ mang và hổ trâu
- - Nuôi lợn tập trung an toàn sinh học
- - 6 bệnh ở thỏ
- - Nuôi nhím làm giàu
- - Những bệnh thường gặp trên ếch nuôi
- - Qui trình công nghệ chế biến rơm theo phương pháp đóng bánh
- - Kinh nghiệm thuần dưỡng và thả giống lươn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...