6 bệnh ở thỏ
Giống như ở các động vật khác, dịch bệnh ở thỏ là điều khó loại bỏ hoàn toàn, nhưng nếu quản lý tốt và chăm sóc khoa học người ta có thể hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc bệnh cho thỏ, trong đó phòng chống dịch bệnh được xem là tốt hơn so với điều trị.
1. Viêm kết mạc
Đây là căn bệnh dễ nhận biết bằng đặc trưng viêm mí mắt và chất tiết từ mắt ra. Những con thỏ bị bệnh thường dùng chân để dụi mắt làm cho mắt càng thêm nhiễm nặng. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiễm khuẩn nhưng cũng có thể gây ra bởi các yếu tố khách quan như khói, bụi, thuốc xịt, hoặc khí nhiễm độc, trong đó những con thỏ non là nhóm dễ bị mắc bệnh nhất. Cách khắc phục: Bảo vệ động vật tránh xa các độc tố gây kích thích, nếu bị nhiễm nên làm sạch mắt bằng dịch rửa sulfathiazole 5% hoặc thuốc mỡ nhỏ vào mắt. Thỏ bị nhiễm khuẩn pasteurellosis dễ truyền bệnh sang các con khác vì vậy khi xuất hiện triệu chứng cần điều trị ngay. Nếu mắc bệnh kéo dài không khỏi thì cách ly, loại bỏ.
2. Bệnh nhiễm khuẩn
Đây là căn bệnh viêm cấp tính hoặc mãn tính màng nhầy trong đường khí thở làm cho thỏ bị sổ mũi, chất nhầy tiết ra từ mũi và mắt, gây hắt hơi và ho. Bệnh do nhiễm khuẩn, xảy ra trong trường hợp sức đề kháng của thỏ yếu hoặc do thỏ mắc stress quá cao.
- Cách phòng tránh và điều trị: Điều trị bệnh này trong giai đoạn đầu bằng các loại thuốc Sulfa như sulfaquinoxaline và tetracycline để ngăn ngừa nguy cơ tái phát . Bổ sung sulfaquinoxaline 0,025% vào trong thức ăn thời gian 3 đến 4 tuần hoặc pha sulfaquinoxaline trong nước cho thỏ uống trong hai hoặc ba tuần để giảm lây nhiễm cho những con thỏ con. Tiến hành tiêu hủy thỏ nhiễm bệnh và thay thế bằng giống thỏ khoẻ mạnh. Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, giữ vệ sinh thức ăn và nước uống.
3. Bệnh đường ruột
Một trong số những bệnh về đường ruột ở thỏ có bệnh trùng cầu (Coccidiosis) do ký sinh trùng gây ra, nhất là ký sinh protozoa, làm suy yếu sức khoẻ của thỏ, đặc biệt là gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới gan. Triệu chứng mắc bệnh thường thấy như kém ăn, chướng bụng, tiêu chảy, sút cân. Ở thể nhẹ khó phát hiện, thậm chí không có dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài.
- Cách phòng tránh và điều trị: Giải pháp tốt nhất ngăn ngừa bệnh đường ruột ở thỏ là giữ vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống. Kiểm soát bằng cách cho ăn thỏ ăn thực phẩm trộn sulfaquinoxaline 0,025% vào thức ăn hoặc nước uống trong thời gian 3-4 tuần. Cũng có thể dùng sulfadimethoxine hoặc Amprolium pha vào thức ăn hay nước uống cho thỏ.
4. Bệnh viêm vú
Viêm vú là căn bệnh do vi khuẩn gây ra thường diễn ra khi sau khi bị chấn thương tuyến vú hay vú xuất hiện cục nổi và cũng là căn bệnh có mức độ lan truyền nhanh. Triệu chứng thường gặp như tuyến vú bị viêm, sốt (trên 40 độ C) sưng to và khi nặng, vú có màu xanh nhạt làm cho thỏ suy yếu, biếng ăn nhưng lại uống nhiều nước.
- Cách phòng tránh và điều trị: Phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt, trước tiên để giảm sản xuất sữa thì nên cắt giảm thức ăn đầu vào. Vệ sinh và tẩy trùng chuồng trại và thiết bị. Tiêm cơ penicillin 75.000-100.000 đơn vị hai lần/ngày trong 3-5 ngày. Không nên nuôi chung thỏ nhiễm bệnh với thỏ khoẻ mạnh. Nếu thỏ còn nhỏ nên cho thỏ bú sữa khi nào khoẻ trở lại mới cho nhốt chung cùng chuồng.
5. Bệnh ve, bọ ở tai
Đây là căn bệnh viêm nhiễm ký sinh trùng phổ biến ở thỏ nuôi trong gia đình. Khi bị nhiễm, thỏ thường lắc đầu, lắc tai, gãi tai tạo ra những vết xước lớn. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể làm cho thỏ co thắt các cơ mắt, tổn thương thần kinh dẫn đến tê liệt, giảm cân và gây nhiễm trùng thứ cấp tai.
- Cách phòng tránh và điều trị: Massage dầu khoáng vào tai mỗi ngày ba đến bốn lần, có tác dụng làm giảm bọ ve sống trong tai thỏ. Ngoài ra có thể dùng hỗn hợp gồm 1 phần iodoform, 10 phần ête, và 25 phần dầu thực vật để bôi vào tai cho thỏ. Sau khi các vết xước bong da thì lặp lại điều trị một lần nữa kéo dài 6-10 ngày, giữ vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và cách ly những con thỏ bị bệnh.
6. Bệnh kiệt sức vì nóng
Kiệt sức vì nóng có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với thỏ nếu nhiệt độ môi trường cao trên 92oF (trên 33oC). Ngoài ra nếu nhiệt độ tăng, thông gió kém và độ ẩm cao cũng là thủ phạm làm gia tăng bệnh. Triệu chứng thường gặp là thỏ thở gấp, nằm nghiêng một bên, nếu nặng máu tiết ra từ miệng và mũi. Nếu không được điều trị thỏ dễ bị tử vong nhất là thỏ con và thỏ đang mang thai.
- Cách phòng tránh và điều trị: Trước tiên là giảm nhiệt cho thỏ, nhất là thân nhiệt. Áp dụng phương pháp thông gió, tưới nước lên mái, đưa thỏ vào vùng mát mẻ. Cung cấp đồ ăn nước uống đầy đủ, hợp vệ sinh và bổ sung muối vào đồ uống và thức ăn cho thỏ.
http://www.nongnghiep.vn
Các bài viết khác...
- - Mô hình nuôi nhím trong hộ dân ở thành phố
- - Mô hình nuôi tắc kè hoa của một nông dân
- - Cà Mau: Đột phá lúa – tôm
- - Kinh nghiệm nuôi rắn hổ mang và hổ trâu
- - Nuôi lợn tập trung an toàn sinh học
- - Nuôi nhím làm giàu
- - Những bệnh thường gặp trên ếch nuôi
- - Qui trình công nghệ chế biến rơm theo phương pháp đóng bánh
- - Mô hình nuôi dê - cá an toàn sinh học
- - Kinh nghiệm thuần dưỡng và thả giống lươn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...