Kinh nghiệm nuôi rắn hổ mang và hổ trâu
Nuôi rắn hiện là một trong những nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút nhiều hộ dân tham gia. Kinh tế nông thôn xin giới thiệu kinh nghiệm nuôi rắn hổ mang (phì đen) và hổ trâu để bà con tham khảo.
Trang trại nuôi rắn của gia đình anh Bùi Lê Bảo Hoàng ở xã Tân Hiệp (Hóc Môn-TP.HCM).
Xây chuồng: Nên xây trong nhà kiên cố, lợp ngói, có hệ thống cửa sổ, quạt thông gió, rèm che sáng, đảm bảo đông ấm - hè mát, chế độ ánh sáng thích hợp, giúp rắn khoẻ mạnh, tăng trọng nhanh.
Chuồng nên xây thành từng tầng để tăng diện tích nuôi, mỗi chuồng cao (sâu) 25 - 30cm, rộng 30 - 45cm (tuỳ loại rắn), dài 50 - 60cm; mỗi tầng đổ một lớp bê - tông 2cm, giúp khung chuồng chắc chắn, rắn không chui ra được. Các chuồng được ngăn với nhau bằng lớp gạch trát xi măng.
Nền chuồng nên phủ một lớp cát sạch, nhỏ và khô, trên xếp lớp gạch mộc khô (loại chưa nung qua lửa) với khoảng cách 1,5-2cm, chừa lại khoảng 1/5 diện tích chuồng ngoài cửa cho ăn để rắn thải chất cặn bã. Cửa chuồng được ghép bằng những thanh gỗ dày 1,5 - 2cm, rộng 2cm, có then cài chắc chắn.
Nếu đủ vốn, nên thả rắn có trọng lượng lớn, lãi sẽ lớn hơn. Với rắn hổ mang, trọng lượng thích hợp là 0,8-1,2kg/con, rắn hổ trâu 1-1,5kg/con.
Nên thả giống vào tháng 4 - 5, thu bán vào tháng 11 - 12.
Thức ăn: Đối với rắn hổ mang, thức ăn chủ yếu là chuột và cóc, khoảng 3 ngày cho ăn một lần vào buổi tối.
Thức ăn của rắn hổ trâu phong phú hơn, gồm chuột, cóc, phủ tạng động vật, trứng gà, vịt (loại chất lượng kém do các lò ấp loại ra), 3-4 ngày cho ăn một lần.
Nếu chăm sóc tốt, mùa hè cứ 25-30 ngày, rắn lột xác 1 lần, tăng trọng nhanh.
Chú ý: Trong thời gian lột xác 5-7 ngày, rắn không ăn thức ăn; trước khi lột xác 4 - 5 ngày, rắn di chuyển chậm, mắt chuyển từ màu trắng sang màu trắng đục, sau đó chuyển dần sang màu trắng trong. Rắn lột xác rất nhanh (trong khoảng vài phút); sau khi lột xác, rắn ăn rất khoẻ.
Vệ sinh, phòng bệnh: Sau mỗi lứa nuôi, cần loại bỏ cát, gạch mộc cũ, phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi.
Nếu rắn bị tiêu chảy, phân lỏng màu trắng hoặc lẫn máu, có thể cho ăn thức ăn trộn với thuốc trừ bệnh tiêu chảy (loại thuốc dùng cho gia cầm).
Sau khi nuôi 5-7 tháng, nếu chăm sóc tốt, rắn có thể đạt trọng lượng 2,5-4kg. Với giá bán 300.000 – 500.000 đồng/kg, chúng thực sự mang lại nguồn thu hấp dẫn cho bà con nông dân.
http://www.kinhtenongthon.com.vn
Các bài viết khác...
- - Mô hình nuôi nhím trong hộ dân ở thành phố
- - Mô hình nuôi tắc kè hoa của một nông dân
- - Cà Mau: Đột phá lúa – tôm
- - Nuôi lợn tập trung an toàn sinh học
- - 6 bệnh ở thỏ
- - Nuôi nhím làm giàu
- - Những bệnh thường gặp trên ếch nuôi
- - Qui trình công nghệ chế biến rơm theo phương pháp đóng bánh
- - Mô hình nuôi dê - cá an toàn sinh học
- - Kinh nghiệm thuần dưỡng và thả giống lươn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...