Tăng tỷ lệ nở trứng gà giống
Nuôi gà đẻ trứng phôi (loại trứng có trống) bán cho các lò ấp nhân giống cho thu nhập cao. Những quả trứng chất lượng tốt, to, vỏ chắc, bóng đẹp, độ đồng đều cao, nở nhiều, gà giống khỏe mạnh sẽ có uy tín, bán được giá.
Kinh nghiệm chăm sóc: Cho gà ăn theo khẩu phần khoa học, đúng chủng loại chuyên cho gà đẻ, cám loại tốt đảm bảo chất lượng, tránh cho ăn nhiều, ăn loại cám của gà con, gà nuôi lấy thịt làm gà quá béo (dực mỡ) đẻ kém. Cho gà uống đủ nước, mỗi gà đẻ mùa hè 1 ngày có thể uống hết 0,7-1,0 lít nước, mùa đông uống 0,4-0,7 lít (tùy ngày có nhiệt độ cực cao hay cực thấp). Cũng cần lưu ý, mùa hè cho uống nước mát, mùa đông nước ấm mới bơm ở giếng lên.
Nhiều hộ nông dân chăn gà huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang có kinh nghiệm cho gà đẻ uống thêm sản phẩm Vườn sinh thái, là sản phẩm vi sinh, vi lượng, chứa các acide amin, enzim cô đặc với liều 5ml/15 lít nước sạch tuần cho uống 2-3 lần (cho uống riêng), cho uống thêm Vitamin A, D, E tuần 2 lần, kết quả rất tốt, gà mái khỏe mạnh, mào tươi, chân vàng, lông mượt, không cắn nhau, phân giảm mùi hôi, tỷ lệ gà đẻ cao, thời gian đẻ sai dài. Chất lượng trứng được cải thiện đáng kể, tăng độ đồng đều trứng giống, đặc biệt tỷ lệ gà con nở ra khỏe mạnh rất cao.
Mùa đông giá lạnh che kín gió lùa, những ngày giá sương nhiệt độ < 10oC cần cho gà sưởi bằng cách thắp nhiều bóng điện tròn công suất lớn hay lò than tổ ong (có ống thoát khói cao trên mái chuồng đè phòng gà bị ngộ độc khói than) vào ban đêm. Mùa hè nóng bức cho gà uống nhiều nước mát hòa thêm chất điện giải và vitamin C để giúp cho cơ thể giảm nhiệt, cân bằng chất điện giải, tăng khả năng chống nóng, chống vi sinh vật gây bệnh, đẻ nhiều.
Tỷ lệ trống/mái hợp lý: Nếu thiếu trống, tỷ lệ trứng có phôi khỏe mạnh thấp. Trung bình 1 con trống phối đủ cho 8-12 con mái, theo kinh nghiệm của các hộ nông dân Bắc Giang, nếu trống là giống gà địa phương như gà Mía, Đông Tảo, gà Hồ, gà ác… khỏe mạnh, nhanh nhẹn 1 trống phối đủ cho 12 gà mái. Trống là gà công nghiệp chậm chạp chỉ phối được 8-10 gà mái.
Phòng trừ dịch bệnh: Gà đẻ là loại gà đã trưởng thành nên có sức đề kháng tốt với vi sinh vật gây bệnh hơn so với gà con và gà nuôi lấy thịt, tuy nhiên để đảm bảo đàn gà an toàn dịch bệnh, người chăn nuôi cần tiêm phòng 3 loại vaxin cơ bản giai đoạn gà hậu bị, trước đẻ 10-20 ngày là vacxin phòng tả Niu-cat-xơn (bệnh toi gà, gà rù), vacxin tụ huyết trùng (tiêm 2 lần cách nhau 15 ngày) và vacxin cúm gia cầm. Thường xuyên quan sát màu phân khi dọn chuồng nếu thấy phân có khuôn, thành hòn mượt, khô là tốt. Phân nát, nhiều nước, màu trắng vôi hoặc màu xanh, hoặc màu nâu, bã trầu, đỏ tươi là gà bị bệnh cần cho gà uống thuốc đặc trị bệnh ngay (tên thuốc, liều lượng uống hay tiêm cho từng loại bệnh cụ thể nhờ tư vấn của cán bộ khuyến nông, bác sỹ thú y địa phương hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Cũng nên cho gà đẻ uống thuốc phòng các bệnh E.Coli, hen phế quản định kỳ 10-15 ngày/lần, mỗi lần cho uống liên tục 2-3 ngày, chú ý những ngày có thời tiết xấu thay đổi đột ngột như mưa nhiều ngày, gió mùa đông bắc trở rét, vv…
Theo http://www.hoinongdan.org.vn
Các bài viết khác...
- - Bệnh Niu-cát-xơn trên gà (bệnh gà rù)
- - Áp dụng kỹ thuật để phát triển đàn gà nòi
- - Nuôi gà đẻ bằng dây chuyền tự động
- - Nuôi gà dưới tán cây
- - Cách phân biệt vịt đực, vịt cái
- - Nuôi gà ác thương phẩm
- - Những giống gà hướng thịt mới
- - Nhận biết bệnh cúm gia cầm
- - Cách giúp gà đẻ hiệu quả trong mùa nóng
- - Mô hình chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín - một hướng chăn nuôi mới hiệu quả
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...