Hướng mới giảm chi phí thức ăn gia cầm
Ngô và khô dầu đậu tương là nguồn nguyên liệu được dùng phổ biến trong chăn nuôi gà thịt. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường hạt ngũ cốc và khô dầu đậu tương không ổn định và giá cả có xu hướng tăng thì việc xây dựng khẩu phần tối ưu với giá thấp nhất ngày càng trở nên khó khăn và việc đa dạng hóa khẩu phần, sử dụng các nguyên liệu khác để giảm giá thành là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Hiện chúng ta đang có xu hướng sử dụng các nguyên liệu như lúa mỳ, đại mạch, cám gạo, khô dầu dừa… xây dựng thức ăn cho gà thịt để giảm áp lực về giá nhưng phương pháp này lại làm tăng hàm lượng gluxit không phải tinh bột trong khẩu phần, làm giảm tỉ lệ tiêu hoá và khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, giảm năng suất sinh trưởng của gà. Do đó, việc sử dụng các chất bổ sung nhằm cải thiện sức khoẻ đường tiêu hoá, hỗ trợ cân đối khẩu phần tối ưu cho vật nuôi đang là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Giải quyết vấn đề này, Viện Chăn nuôi (Bộ NN - PTNT) đã phối hợp với Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội) nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học hỗ hợp (probiotic + đa enzyme) (EPV) và đa enzyme tiêu hoá (EV) vào thức ăn cho gà. Thí nghiệm được tiến hành trên giống gà Lương Phượng với 2 loại khẩu phần ăn: thức ăn tinh truyền thống (ngô, khô dầu đậu tương, bột cá, bột thịt xương) và thức ăn thô nghèo dinh dưỡng (ngô, khô dầu đậu tương, cám mỳ, khô dầu dừa...) bổ sung probiotic - enzyme.
Kết quả cho thấy, trong 2 tuần tuổi gà ở các lô được ăn khẩu phần truyền thống có khối lượng cao hơn 14,8% tuy nhiên mức độ chênh lệch này giảm dần theo tuổi. Giai đoạn từ 2-4 tuần tuổi tỉ lệ chênh lệch rút ngắn chỉ còn 6,96%, 8 tuần tuổi còn 2,8%, cho đến giai đoạn vỗ béo sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng giữa các nhóm rất nhỏ chỉ khoảng 0,9%. Xu hướng giảm dần sự chênh lệch về tốc độ sinh trưởng của gà ở các lô thí nghiệm cho thấy hiệu quả của các chế phẩm enzyme và probiotic-enzyme ở giai đoạn vỗ béo (tiêu tốn nhiều thức ăn nhất) rất rõ rệt.
Về lượng thức ăn, các số liệu đều cho thấy mức tiêu tốn thức ăn ở nhóm gà dùng thức ăn truyền thống cao hơn so với các nhóm sử dụng chế phẩm bổ sung từ 5,83-17,6% tuỳ từng giai đoạn sinh trưởng. Tuy nhiên, cải thiện năng suất sinh trưởng, giảm tiêu tốn thức ăn vẫn chưa đủ để đánh giá hiệu quả của một chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi. Điều mà các nhà sản xuất thức ăn cũng như những người chăn nuôi quan tâm là chi phí tương ứng với lượng thức ăn do bổ sung chế phẩm sinh học. Bởi trong trường hợp này chi phí từ nguồn nguyên liệu mới mặc nhiên rẻ hơn thức ăn truyền thống, do đó giá cả sẽ phụ thuộc vào giá chế phẩm sinh học.
Căn cứ vào giá bán các chế phẩm sinh học (của các hãng nước ngoài) ở thị trường Việt
Ông Trần Quốc Việt, Trưởng nhóm nghiên cứu khẳng định nếu sử dụng các chế phẩm sinh học để bổ sung vào thức ăn nuôi gà thịt thì trong giai đoạn vỗ béo có thể sử dụng nguyên liệu đa dạng hơn để phối hợp khẩu phần và không cần dùng các nguyên liệu thức ăn nguồn gốc động vật vẫn đem lại hiệu quả nuôi dưỡng tốt không thua kém so với sử dụng khẩu phần truyền thống. Mức tiêu tốn thức ăn giảm từ 6-9,6%, giảm chi phí từ 4,6-6,6%. Nhóm nghiên cứu đề xuất được sản xuất thử chế phẩm EV và PEV để nhanh chóng ứng dụng rộng rãi vào sản xuất.
Theo NNVN
Các bài viết khác...
- - Bệnh Niu-cát-xơn trên gà (bệnh gà rù)
- - Áp dụng kỹ thuật để phát triển đàn gà nòi
- - Nuôi gà đẻ bằng dây chuyền tự động
- - Nuôi gà dưới tán cây
- - Cách phân biệt vịt đực, vịt cái
- - Nuôi gà ác thương phẩm
- - Những giống gà hướng thịt mới
- - Nhận biết bệnh cúm gia cầm
- - Cách giúp gà đẻ hiệu quả trong mùa nóng
- - Mô hình chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín - một hướng chăn nuôi mới hiệu quả
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...