Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi “gà thịt an toàn sinh học”
Thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội LHPN tỉnh và Trung tâm khuyến nông năm 2008 về việc chuyển giao tiến bộ KHKT cho cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn tỉnh, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng mô hình chăn nuôi “gà thịt an toàn sinh học” ở xã Phượng Mao, huyện Thanh Thủy với quy mô 1.000 con cho 10 hộ gia đình mỗi hộ 100 con, chủ yếu là già ri lai
Mô hình nhằm cải tiến kỹ thuật chăn nuôi truyền thống từ phương thức chăn thả, giá trị thấp sang nuôi bán thâm canh, bổ sung thức ăn giàu năng lượng, kết hợp sử dụng các phụ phẩm đã được chế biến.
Phượng Mao là xã dân tộc, xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Thủy, nguồn thu nhập chính của người nông dân trong xã chủ yếu là trồng ngô, cấy lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Khi được tiếp cận mô hình, bà con nông dân và chị em hội viên phụ nữ xã Phượng Mao rất băn hoăn lo lắng vì hầu hết đều chưa có kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi gà thịt ăn toàn sinh học. Nhưng được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng ủy, UBND, sự phối hợp nhiệt tình của tổ khuyến nông và các ban, ngành trong xã, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở triển khai thực hiện mô hình theo đúng quy trình, từ khâu chuẩn bị chuồng trại như chuồng phải có mái lợp, rèm che dụng cụ cho ăn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tẩy uế bằng nước vôi Benciod 10% và thuốc sát trùng Cloramin B nền khô sạch có chất độn chuồng như trấu, bã bào đến khâu chăm sóc như khi nhận gà giông về không thả vườn, không cho ăn ngay, để nơi râm mát nhốt gà với mật độ thoáng không chật chội cho uống nước đường Gluco với nồng độ 50%/1 lít nước sôi để nguội, sau đó mới cho gà ăn và nhốt từ 7-10 ngày mới thả vườn. Ánh sáng và nhiệt độ luôn đảm bảo thích hợp, sử dụng thức ăn hỗn hợp và các loại thuốc thú y để phòng bệnh theo từng lứa tuổi gà.
Qua 3 tháng thực hiện, kết quả đạt được khác hẳn so với phương thức nuôi chăn thả của người dân: Gà nuôi nhanh lớn, khả năng phòng trừ bệnh cao, gà ít mắc bệnh tỷ lệ sống đạt 95%.
Tổng kết mô hình cho thấy chăn nuôi gà theo phương thức nuôi bán chăn thả đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với giống gà ri lai trọng lượng trung bình khoảng 1,5kg – 2kg/con/3 tháng nuôi, tăng hơn so với phương thức nuôi truyền thống là 1,5kg – 2kg/con/6 tháng và bán được 40.000 – 45.000 đồng/kg, cân đối lãi sau 3 tháng khoảng 2.000.000 đồng/hộ gia đình /100 con.
Hiện nay mô hình đang được nhân rộng trong toàn xã và các xã lân cận thu hút nhiều hộ gia đình tham gia.
Nguồn Stp.vn
Các bài viết khác...
- - Bệnh Niu-cát-xơn trên gà (bệnh gà rù)
- - Áp dụng kỹ thuật để phát triển đàn gà nòi
- - Nuôi gà đẻ bằng dây chuyền tự động
- - Nuôi gà dưới tán cây
- - Cách phân biệt vịt đực, vịt cái
- - Nuôi gà ác thương phẩm
- - Những giống gà hướng thịt mới
- - Nhận biết bệnh cúm gia cầm
- - Cách giúp gà đẻ hiệu quả trong mùa nóng
- - Mô hình chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín - một hướng chăn nuôi mới hiệu quả
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...