Kỹ thuật nuôi gà ác
Gà ác là động vật dễ nuôi, lợi nhuận cao, sau 5 tuần nuôi có thể đạt trọng lượng 150 - 200g/con. Xin giới thiệu với bà con quy trình nuôi gà ác hiệu quả.
Lồng úm
Lồng úm nuôi 100 con có chiều dài 2m, rộng 1m, cao 0,5m. Đáy lót bằng lưới ô vuông, xung quanh lồng đóng nẹp tre, gỗ, lưới mắt cáo. Mật độ úm từ 1 ngày tuổi đến 1 tuần là 100 con/m2, từ 1-2 tuần tuổi 50 con/m2; 3-5 tuần tuổi 25 con/m2.
Chăm sóc, nuôi dưỡng
Vệ sinh và sát trùng chuồng úm, máng ăn, máng uống 5-7 ngày trước khi đưa gà vào nuôi. Lót sàn chuồng bằng giấy báo trong 3 ngày đầu và thay giấy mỗi ngày. Dùng bóng điện 75W sưởi ấm cho 1m2 chuồng úm trong tuần đầu và che xung quanh chuồng úm. Điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp: gà con 1 ngày đến 1 tuần tuổi khoảng 34-350C, 1 - 2 tuần 30-310C, 2 - 3 tuần 28-290C, 3-4 tuần tuổi 25-260C. Cho gà con uống nước ngay sau khi thả vào chuồng úm.
Bắt đầu cho ăn sau khoảng 2 giờ đưa gà vào úm. Rải bắp hạt đã xay nhuyễn lên bề mặt của khay ăn hay giấy lót chuồng. Hôm sau cho gà ăn cám hỗn hợp, từ ngày tuổi thứ 4 mới cho ăn bằng máng.
Sử dụng 100% thức ăn công nghiệp cho gà ăn tự do từ 1 ngày tuổi đến khi xuất bán (5 tuần tuổi). Bật đèn vào ban đêm để kích thích gà ăn nhiều.
Phòng bệnh
Tiêm phòng vắc-xin: từ 3-5 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả + IB 1 liều/con, nhỏ vào mắt; 7-10 ngày tuổi phòng bệnh Gumboro 1 liều/con, nhỏ vào mắt; 10-12 ngày phòng bệnh trái gà 1 liều/con, tiêm xuyên màng cánh; 14-18 ngày phòng bệnh Gumboro 1 liều/con, nhỏ mắt hoặc uống; 21 ngày phòng dịch tả + IB 1 liều/con, nhỏ mắt. Cho uống nước có pha Polyvitamine, vitamin C hoặc chất điện giải khi tiêm phòng vắc-xin.
Phòng bệnh cầu trùng bằng một trong các loại thuốc sau: Anticoc, Avicoc hay ESB với liều 1g/lít vào các thời điểm 10-13 ngày và 18-20 ngày tuổi. Có thể trộn thuốc trong thức ăn. Khi thời tiết thay đổi hay di chuyển gà, cần bổ sung kháng sinh và vitamin trong thức ăn hoặc nước uống 3-5 ngày. Thường xuyên theo dõi tình trạng đàn gà để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Ngưng dùng thuốc kháng sinh trước khi xuất bán 1 tuần.
Nguồn khoahocchonhanong.com.vn
Các bài viết khác...
- - Bệnh Niu-cát-xơn trên gà (bệnh gà rù)
- - Áp dụng kỹ thuật để phát triển đàn gà nòi
- - Nuôi gà đẻ bằng dây chuyền tự động
- - Nuôi gà dưới tán cây
- - Cách phân biệt vịt đực, vịt cái
- - Nuôi gà ác thương phẩm
- - Những giống gà hướng thịt mới
- - Nhận biết bệnh cúm gia cầm
- - Cách giúp gà đẻ hiệu quả trong mùa nóng
- - Mô hình chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín - một hướng chăn nuôi mới hiệu quả
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...