Nhận biết bệnh cúm gia cầm
Hiện dịch cúm gia cầm (CGC) đang có những diễn biến phức tạp ở cả ba miền Bắc,
Cách nhận biết
Tuỳ theo loài bị nhiễm mà triệu chứng bệnh cúm gia cầm có những biểu hiện khác nhau.
- Ở gà, thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 3 ngày; gà bị nhiễm trùng huyết, viêm đường hô hấp, xuất huyết ở nội tạng và tổ chức dưới da. Gà nhiễm vi-rút cúm H5N1 chết nhanh, trong vòng 48 giờ; tỉ lệ chết lên đến 90%. Đàn gà nhiễm bệnh có các triệu chứng như xù lông, tiêu chảy và có âm hô hấp. Trước khi chết, gia cầm có biểu hiện bại liệt và xoăn vặn cổ. Triệu chứng có thể quan sát được là phổi xung huyết trầm trọng, lách sưng to; mề, tiền mề, ruột và da xuất huyết.
Bệnh tích xuất huyết niêm mạc dạ dày cơ và dạ dày tuyến rất dễ nhầm với bệnh
- Ở vịt, triệu chứng thể hiện nhẹ hơn gà. Đa số vịt mang trùng không thể hiện triệu chứng và chết thể cấp tính với biểu hiện thần kinh, co giật. Bệnh tích viêm nhẹ mí mắt, xuất huyết nội quan, biểu hiện của bệnh rất giống với bệnh dịch tả vịt.
Phòng bệnh
- Đổi mới phương thức chăn nuôi: Chăn nuôi tập trung, cách xa khu dân cư theo quy trình khép kín là điều kiện hàng đầu trong phòng bệnh. Cần tổ chức mạng lưới cung ứng vắc-xin đầy đủ và kịp thời để người dân chủ động tiêm phòng cho đàn gia cầm với tỉ lệ 100%.
- Kiểm soát giết mổ: Xây dựng các lò giết mổ gia cầm tập trung để kiểm soát nguồn gốc và tình hình dịch bệnh, áp dụng dây chuyền giết mổ tự động và đóng gói sản phẩm khi đưa ra tiêu thụ.
- Không buôn bán gia cầm sống tại các chợ và khu vực đông dân cư.
- Tiêm phòng vắc-xin H5N1 cho gà, vịt. Gà 2 - 5 tuần tuổi 0,3ml/con; trên 5 tuần tiêm 0,5ml/con; sau đó 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần. Vịt 2 - 5 tuần tuổi tiêm 0,5ml/con; sau 28 ngày tiêm nhắc 1ml/con; sau đó 4 tháng tiêm nhắc 1 lần.
- Tăng cường dinh dưỡng: Trong khẩu phần ăn hàng ngày của gia cầm đảm bảo đầy đủ dưỡng chất để tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
- Tiêu độc khử trùng: Phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần bằng các loại thuốc thông dụng như aldehyde (formol, glutaraldehyd), phenol, các phức hợp chứa Iodine, các loại hóa chất gây ôxy hóa (sodium dodecyl sulfate). Chúng đều có hiệu quả trong diệt trừ mầm bệnh ở ngoài môi trường, áo quần, dụng cụ, phương tiện vận chuyển.
- Giám sát chặt sức khoẻ đàn gia cầm, phát hiện nhanh những biểu hiện bất thường như giảm ăn, giảm đẻ, gia cầm chết đột ngột đều phải lấy mẫu đi xét nghiệm.
- Thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của gia cầm nuôi, chim và gia cầm hoang dã, ngăn ngừa lây truyền bệnh qua các nhân tố trung gian như thức ăn, nguồn nước, phương tiện vận chuyển, khách tham quan...
- Khi có kết quả xác định bệnh cúm phải thực hiện tiêu huỷ toàn đàn và các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
Các bài viết khác...
- - Bệnh Niu-cát-xơn trên gà (bệnh gà rù)
- - Áp dụng kỹ thuật để phát triển đàn gà nòi
- - Nuôi gà đẻ bằng dây chuyền tự động
- - Nuôi gà dưới tán cây
- - Cách phân biệt vịt đực, vịt cái
- - Nuôi gà ác thương phẩm
- - Những giống gà hướng thịt mới
- - Cách giúp gà đẻ hiệu quả trong mùa nóng
- - Mô hình chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín - một hướng chăn nuôi mới hiệu quả
- - Một kiểu dáng chuồng nuôi chim cút độc quyền
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...