Nuôi gà đẻ bằng dây chuyền tự động
Tới giờ đã định, ông chủ trại gà chỉ việc ấn nút. Hệ thống dây chuyền bắt đầu vận hành, tự động cung cấp thức ăn và nước uống cho gà, tự thu gom trứng - chuyển qua băng chuyền, tự động đóng vỉ và cuối cùng công nhân chỉ việc xếp trứng lên xe xuất bán cho công ty. Đó là cách nuôi gà hiện đại ở trang trại của ông Trần Bá Tiến ở ấp Cây Gáo, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Ông Trần Bá Tiến (ảnh) hiện có 36 trại lạnh nuôi gà công nghiệp và 3 trại trang bị hoàn toàn dây chuyền tự động. Năng động, dám nghĩ dám làm, mạnh dạn áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi đã giúp cho ông Tiến thành công.
Ông Tiến kể lại, năm 2000, một công ty chăn nuôi gà của Thái Lan sang Việt Nam làm ăn, chọn xã Cây Gáo làm dự án xây dựng khu chăn nuôi gà đẻ, ông là người đầu tiên ở xã nhận nuôi gia công và cũng là người tiên phong nuôi gà theo phương pháp an toàn sinh học, đầu tư hệ thống chuồng lạnh. Ông Tiến cho hay, lúc bấy giờ việc chăn nuôi gà công nghiệp, nhất là gà đẻ với số lượng lớn là công việc hoàn toàn mới mẻ, xa lạ mà nhiều người nghi ngại. Nhưng ông Tiến lại nghĩ rằng: “Mình đang gặp khó khăn, tự nhiên có người mang việc tới, đầu tư con giống, thức ăn, tại sao không làm?”. Thế là ông bàn với cha mẹ và mạnh dạn đi vay 300 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng trại, đường cấp phối, đường điện ba pha, hệ thống làm lạnh… Lứa đầu tiên, ông chỉ dám nuôi 10.000 con gà mái đẻ. Nhờ chịu khó cần cù học hỏi kinh nghiệm, áp dụng đúng kỹ thuật, trại gà phát triển tốt, tỷ lệ đẻ trứng cao, bán được giá. Chỉ sau 3 năm nuôi gà đẻ, ông Tiến không những trả hết nợ mà còn mua thêm đất mở rộng trại gà và mua đất làm nhà ở. Tính tới nay tổng diện tích của trang trại lên tới 8 ha với 300.000 con gà đẻ. Trên diện tích đó, ông Tiến đã đầu tư 25 tỷ đồng xây dựng 36 chuồng gắn hệ thống lạnh nuôi công nghiệp và thêm 30 tỷ đồng để xây dựng 3 trại nuôi tự động hóa hoàn toàn (mỗi trại 40.000 con). Hiện nay mỗi ngày trại gà của ông Tiến xuất bán khoảng 280.000 trứng với giá 1.250 đồng/quả.
Ông Tiến giải thích về chuyện nuôi gà bằng dây chuyền tự động: “Trong quá trình nuôi công nghiệp, tôi vẫn thấy có một số hạn chế như: cần nhiều công nhân để vận chuyển cám đổ vào máng khi cho gà ăn, rồi phải đi thu gom trứng, kiểm tra, đếm trứng, đóng vỉ, làm vệ sinh chuồng trại… Vì vậy, năm 2007 tôi nhập thiết bị công nghệ dây chuyền chăn nuôi gà đẻ tự động của Đức cho trại của mình”.
Ông Tiến vui vẻ cho biết bây giờ nuôi gà theo phương pháp an toàn sinh học, áp dụng công nghệ mới này nhàn lắm. Thức ăn, thuốc thú y được cân đối, pha trộn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Hệ thống nước được khoan từ dưới tầng đá ong lên qua hệ thống lọc đảm bảo vệ sinh. Trang trại nuôi cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài, công nhân ăn ở tại chỗ, hạn chế tối đa tiếp xúc với bên ngoài để tránh mang mầm bệnh vào trại. Khâu thú y, phòng dịch bệnh đã có chuyên gia của công ty luôn giám sát nghiêm ngặt, chính vì vậy mà qua các đợt dịch bùng phát trong cả nước, trang trại của ông hầu như không bị thiệt hại. Đặc biệt là trại tiết kiệm được nhiều chi phí nhân công, trứng thu hoạch ít bị giập vỡ. Hiện nay trại gà đẻ của ông Tiến một ngày tiêu thụ hết 25 tấn cám hết khoảng 200 triệu đồng, chưa kể tiền công nhân, tiền điện… Để cho trong trại luôn có điện ổn định, ông cũng đã đầu tư máy phát điện 600 kWh.
Là một trong những người đầu tiên của tỉnh Đồng Nai đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, từ hai bàn tay trắng, với khát khao làm giàu, nay ông Trần Bá Tiến đã có nhà ở kiên cố, một doanh nghiệp xăng dầu và một trang trại gà mỗi năm thu nhập ổn định trên 10 tỷ đồng. Nhưng chưa muốn dừng lại, ông Tiến mới đầu tư thêm 25 tỷ đồng xây dựng một nhà máy rộng 3.000 m2 và nhập máy móc sản xuất phân vi sinh với nguyên liệu chủ yếu tận dụng từ nguồn phân gà, vừa xử lý được môi trường, vừa cung cấp nguồn phân hữu cơ để bón cho cây trồng. Dự kiến tháng 10 năm nay nhà máy sản xuất phân vi sinh sẽ bắt đầu hoạt động.
www.khoahocphothong.com.vn
Các bài viết khác...
- - Bệnh Niu-cát-xơn trên gà (bệnh gà rù)
- - Áp dụng kỹ thuật để phát triển đàn gà nòi
- - Nuôi gà dưới tán cây
- - Cách phân biệt vịt đực, vịt cái
- - Nuôi gà ác thương phẩm
- - Những giống gà hướng thịt mới
- - Nhận biết bệnh cúm gia cầm
- - Cách giúp gà đẻ hiệu quả trong mùa nóng
- - Mô hình chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín - một hướng chăn nuôi mới hiệu quả
- - Một kiểu dáng chuồng nuôi chim cút độc quyền
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...