Áp dụng kỹ thuật để phát triển đàn gà nòi
Do chỉ nhắm đến phục vụ tiêu dùng trong nhà khi cần mà ít hướng đến cung ứng cho thị trường nên đàn gà nòi trong mỗi hộ nuôi không đáng kể, gà mẹ lại đẻ ít và tự ấp, trứng không được tuyển chọn, bảo quản tốt nên tỷ lệ nở thấp. Khi đàn gà con nở, gà mẹ tự nuôi, ít được chăm sóc nên tỷ lệ sống cũng bị hao hụt mạnh.
Đáng chú ý là kiểu nuôi nối nhiều lứa và không có mùa vụ nên gà lứa lớn ăn hiếp gà bé, con bé suy dinh dưỡng, ốm yếu dễ sinh bệnh, tạo điều kiện cho mầm bệnh lưu truyền, tích lũy dần và gặp dịp thời tiết có biến động, thay đổi đột ngột là gây thành dịch lớn.
Để phát triển và nâng cao phẩm chất thịt cho đàn gà nòi, nhằm giúp nông dân phát triển kinh tế nông hộ bền vững, đáp ứng nhu cầu gà thịt chất lượng cao tại địa phương, trước mắt bà con cần thay đổi tập quán chăn nuôi thả lan đã lạc hậu và cần phải tác động những khâu kỹ thuật quan trọng sau đây:
Cần thiết kế chuồng trại hợp vệ sinh, ngăn được mưa tạt gió lùa, phù hợp cho từng nông hộ theo hướng thả vườn có kiểm soát, có điều kiện cách ly tốt, để bảo đảm an toàn dịch bệnh nhằm xóa bỏ dần chuyện chăn nuôi thả rong theo kiểu cũ, từng bước xây dựng các mô hình chăn nuôi an toàn và các tiểu vùng an toàn dịch bệnh.
Bà con cần chủ động chọn, tạo và giữ lại giống tốt, để gây dựng đàn gà bố mẹ đạt chuẩn, có nhiều gà giống tốt, đẻ sai, tỷ lệ nở cao, cần học hỏi cách chọn lựa trứng và biết cho ấp trứng bằng máy, bằng trấu để hướng tới tự cung cấp gà giống, mở rộng quy mô chăn nuôi nhằm cung cấp gà thương phẩm chất lượng cao.
Cần áp dụng kỹ thuật chăm sóc gà con mới nở như gà công nghiệp: chong đèn giữ ấm, quản lý thức ăn, nước uống, tiêm ngừa đầy đủ... và chỉ cho gà dần tiếp đất, thả vườn vào những ngày nắng ráo khi đã đạt 5 - 7 tuần tuổi trở đi. Đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm cần chú ý mọi biểu hiện của đàn gà để ứng phó kịp thời, bảo đảm tỷ lệ sống cao.
Nhưng cũng nên chú ý cách cho ăn sao cho không mất đi bản tính tự tìm mồi tự nhiên của gà nòi - chỉ cho ăn bổ sung vào chiều tối hoặc ban đêm khi đã nhốt gà, sáng sớm chỉ cho ăn “lót dạ” thôi.
Nên thả vườn và duy trì điều kiện vận động cho gà để tăng phẩm chất thịt và sức dẻo dai cho gà từ tháng thứ hai cho đến xuất chuồng. Nhất là giai đoạn trước khi xuất bán 1 - 2 tháng phải cố tạo điều kiện cho gà vận động và tăng cường rau xanh, chất xơ cho đàn gà. Nên xuất chuồng sau hơn 4 tháng nuôi thì chất lượng thịt mới săn, ngon và nhiều.
Nhờ sức sống mạnh, dẻo dai, khả năng thích nghi cao, và có chất lượng thịt thơm ngon nên gà nòi luôn được ưa chuộng và bán được giá cao. Đây là bài toán kinh tế hộ khá hấp dẫn, thích hợp cho bà con nghèo chăn nuôi với quy mô nhỏ.
Các bài viết khác...
- - Bệnh Niu-cát-xơn trên gà (bệnh gà rù)
- - Nuôi gà đẻ bằng dây chuyền tự động
- - Nuôi gà dưới tán cây
- - Cách phân biệt vịt đực, vịt cái
- - Nuôi gà ác thương phẩm
- - Những giống gà hướng thịt mới
- - Nhận biết bệnh cúm gia cầm
- - Cách giúp gà đẻ hiệu quả trong mùa nóng
- - Mô hình chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín - một hướng chăn nuôi mới hiệu quả
- - Một kiểu dáng chuồng nuôi chim cút độc quyền
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...