Dê chuyên thịt Boer
Thời gian mang thai ở các lứa đẻ và giữa hai thế hệ chỉ dao động từ 147-148 ngày. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, thời gian động dục lại sau đẻ đều được rút ngắn từ 366-288 ngày, 189-144 ngày. Đặc biệt, tỷ lệ phối giống thụ thai đều đạt 79-80,7%. Số con sơ sinh/lứa thế hệ gốc là 2 con trong khi đó thế hệ 1 đạt 1,98 con /lứa.
Về khả năng sinh trưởng, phát triển của dê Boer: Khối lượng con đực bao giờ cũng cao hơn một chút so với con cái cùng thời điểm theo dõi, nhưng đều tương đương nhau giữa hai thế hệ như thời điểm sơ sinh thế hệ 1-2 có khối lượng trung bình con đực đạt 2,83- 3,05kg, 2,67-2,77kg đối với con cái. Thời điểm 6 tháng tuổi ở thế hệ 1-2 có khối lượng trung bình 32,8 -33,6kg đối với con đực, con cái có khối lượng trung bình 29,8-30,5kg. So sánh cường độ sinh trưởng tuyệt đối giữa 2 thế hệ chênh lệch nhau không nhiều, như giai đoạn 3-6 tháng tuổi thế hệ 1-2 tăng trọng 161-164 gram/con/ngày đối với con đực, 140-144gram/con/ngày đối với con cái. Năng suất sữa của dê Boer tương đối cao, tháng thứ nhất đạt trung bình gần tới 1,4lít/con/ngày, sau đó giảm dần đến tháng thứ tư vẫn đạt 0,8lít/con/ngày.
Khi so sánh mức độ nhiễm bệnh cũng như tỷ lệ chết của đàn dê Boer năm 2002 cao hơn hẳn so với các năm 2003,2004. Như năm 2002 tỷ lệ viêm phổi 17% và tỷ lệ chết chiếm 2,35%, đến năm 2004 tỷ lệ chết do viêm phổi chỉ chiếm 0,8%. Đánh giá, phân loại chọn lọc dê Boer cho thấy năm 2004 số con đạt đặc cấp là 3 con, còn năm 2003 chỉ có 1 con. Số con sơ sinh tăng từ 2-2,3 con/lứa ở cấp 1. Đặc biệt, khối lượng cai sữa /ổ tăng 39-51,5 kg đối với đặc cấp và tăng 33-41,6 kg đối với cấp 1. Sau 3 năm theo dõi, nuôi dưỡng, chăm sóc cho thấy dê Boer sinh trưởng phát triển tốt và ổn định giữa 2 thế hệ. Số lượng đàn dê được tăng lên, tỷ lệ nhiễm bệnh giảm dần qua các năm. Như vậy dê Boer đã thích ứng dần với môi trường sống tại Việt Nam. Từ 40 dê đực cái sinh sản ban đầu, hiện nay tổng số đàn đã lên là 195 con. Đến tháng 2/2005 số dê tăng 487% so với khi mới nhập về.
( Theo NNVN )
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...