Bệnh thường gặp sau khi sanh của lợn
Nguyên nhân:
- Do kế phát bệnh viêm tử cung, sót nhau sau khi đẻ.
- Do nhiễm trùng từ môi trường vào vú gây viêm (thường do răng heo con làm xây xát núm vú và gây nhiễm trùng)
- Sau khi sinh hàm lượng canxi huyết mẹ quá thấp dẫn đến bị sốt sữa, viêm vú
Triệu chứng:
Sau khi heo đẻ 2 ngày xuất hiện những vú sưng đỏ, thường thấy đối xứng giữa 2 hàng vú, sờ có cảm giác nóng, ấn vào vú nái có phản ứng đau. Nếu viêm nặng thì nái bỏ ăn, không cho con bú, sốt 40,5 – 420C, vắt sữa ở những vú viêm thấy vón cục. Vú viêm lây sang các vú khác rất nhanh. Nếu trị không kịp thời, nái sẽ bị mất sữa và xơ hóa nang tuyến, mất khả năng tạo sữa.
Trường hợp canxi huyết thấp dẫn đến bị sốt sữa thì tất cả các vú đều bị viêm, sưng đỏ
Phòng trị bệnh:
- Cắt răng sữa heo con khi mới sinh
- Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh bầu vú cho heo nái sạch sẽ
- Bơm rửa tử cung sau khi heo nái đẻ khoảng 5 – 6 lần, trong 3 ngày
- Thức ăn chất lượng tốt (tránh hiện tượng thiếu canxi)
Khi mắc bệnh có thể điều trị bằng cách:
- Chích kháng sinh Ampicilline: 10 mg/kg trọng lượng
- Tetramycine: 10 mg/kg thể trọng
- Septortryl: 1 cc/10 kg thể trọng
- Chlotetrasone: 1 cc/5 – 7 kg thể trọng
- Tylosyne (Tylan 50, Tylan 200): 7 mg/kg thể trọng.
- Gen ta – Tylo, Tylan Chloram
Có thể chích quanh gốc vú, liên tục trong 3 – 4 ngày.
- Chích thuốc kháng viêm như: Dexamethasone, Dectacyl, Hydrocortisol
Bệnh viêm tử cung
Nguyên nhân:
Do xây sát niêm mạc tử cung khi heo đẻ hay thao tác khi đỡ đẻ cho heo. Do sót nhau, nhau bị thối rữa.
Triệu chứng:
Sau khi sinh 1 – 2 ngày nái ít ăn, sốt 40,5 – 410C, nằm một chỗ và có nước trắng đục chảy ra ở âm hộ, có khi lợn cợn màu hồng, mùi hôi tanh.
Phòng bệnh:
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
- Khi đỡ đẻ bằng tay phải sát trùng tay thật kỹ
- Sau khi đẻ phải thụt rửa tử cung khoảng 5 – 6 lần, trong vòng ba ngày
Điều trị:
- Dùng Book pha nước muối hoặc thuốc tím, Penicilline để thụt rửa tử cung.
- Hạ sốt: Analgine, Vitamin C, Pyragine
- Dùng chất kháng viêm: Dexa, Hydrocortisol
- Dùng 1 liều: Oxytocine 10 – 15 UI/nái
- Chích kháng sinh: sử dụng giống phần bệnh viêm vú
- Chích thuốc tạo sữa: T.V.A 10 ml/con/ngày hoặc Bomogalactogen: 10 ml/con/ngày
- Tyroxine: 1 ống/ngày, khi thân nhiệt không sốt.
Bệnh mất sữa:
Nguyên nhân:
- Do kế phát bệnh viêm tử cung, sót nhau gây sốt, kế phát bệnh viêm vú.
- Do cơ thể mẹ bị thiếu dinh dưỡng
- Do các cơ quan nội tiết tố hoạt động kém
Triệu chứng:
- Vú không trương to, vắt sữa không thấy chảy
- Khi bú heo con kêu nhiều và chạy qua, chạy lại
Phòng bệnh:
- Thức ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng
- Phòng bệnh viêm tử cung, viêm vú
Điều trị:
- Truyền sinh lý ngọt Glucose 5% pha vào Glucose Vitamin Becozyme, Vitamin B12... cấp thuốc bằng đường xoang bụng hoặc tĩnh mạch
- Gluconat canxi 10%, hoặc Ca-C-Min
- Chích T.V.A: 10 ml/con/ngày hoặc Thyroxine: 2 mg/ngày
- Chích Oxytocine: 10 UI/ngày
Nguồn: Cẩm nang trồng trọt và chăn nuôi, NXB Bà rịa – Vũng Tàu, 2004, tr. 59 - 61
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...