Điều khiển sự dự trữ năng lượng cho cơ thể heo sơ sinh
Các
cố gắng nhằm mục đích kích thích sự dự trữ năng lượng trong cơ thể heo
sơ sinh được khơi mào bởi Seerley (1974). Đó là dùng kích thích tố và
chú trọng khẩu phần cho heo mẹ trong giai đoạn mang thai cuối. Tuy
nhiên, khi làm cho heo mẹ bị tiểu đường (nghĩa là làm tăng lượng glucose
trong máu heo mẹ)ï, mức tăng của glycogen dự trữ (tăng 91%) trong gan
heo con cũng chỉ thỏa mãn nhu cầu năng lượng trong 15 giờ.
Tăng
trọng của thai nhanh nhất vào 10 ngày cuối của thời gian mang thai. Do
đó, người ta cố gắng cải thiện trọng lượng sơ sinh và thành phần cơ thể
của thai bằng cách giải quyết thức ăn cho heo mẹ. Thêm chất béo vào thức
ăn heo mẹ (5 - 10%) trong 7 - 10 ngày trước khi sanh là phương cách
thường được thực hiện. Số heo con cai sữa cải thiện 0,3 con/ổ và tỷ lệ
heo con sống trong giai đoạn theo mẹ tăng 2,6% (Moser và Lewis, 1981).
Tuy nhiên, hiệu quả có thể không rõ nếu trọng lượng sơ sinh đã trên 1,3 –
1,4 kg.
Tăng liều thức ăn cho nái trong giai đoạn cuối của thời kỳ
mang thai cũng đã được thực hiện để cải thiện trọng lượng heo sơ sinh;
tuy nhiên sự cải thiện không rõ ràng. Theo dẫn liệu của Pluske và ctv
(1995), cho heo nái ăn 0,45 kg hoặc 2,27 kg/ngày trong giai đoạn mang
thai 100 ngày đến khi đẻ đã không có khác biệt về số con sơ sinh/ổ,
trọng lượng sơ sinh và trọng lượng cai sữa giữa hai lô. Tuy nhiên,
Cromwell và ctv (1989) báo cáo rằng có sự cải thiện về số con sơ sinh,
trọng lượng sơ sinh và trọng lượng lúc cai sữa 21 ngày tuổi khi cho heo
nái ăn thêm 1,36 kg/ngày ở cả 2 lô có lượng thức ăn căn bản lần lượt là
1,82 và 2,27 kg/ngày. Mức cải thiện 3% của trọng lượng sơ sinh và trọng
lượng cai sữa trong thí nghiệm của Cromwell và ctv (1989) có thể không
đủ để bù chi phí thức ăn tăng thêm. Ngoài ra, nếu tăng lượng thức ăn quá
cao ở 10 ngày của thai kỳ, nái dễ bị hội chứng MMA khi sanh.
Cung cấp chất dinh dưỡng cho heo con
Cung
cấp chất dinh dưỡng cho heo con ngay sau khi sanh đang được áp dụng để
cải thiện sức sống của heo con. Glucose, lactose, acid oleic và dầu bắp
đã được thử nghiệm với vài kết quả thành công. Chất béo chuỗi trung bình
(medium - chain triglyceride hay MCT, chẳng hạn 1,3 - butanediol) được
tiêu hóa và biến dưỡng nhanh hơn chất béo chuỗi dài (long - chain
triglyceride hay LCT, chẳng hạn dầu thực vật). Thí dụ, cho uống 6 gam
MCT /kg0,75 trọng lượng đã giúp heo sơ sinh duy trì thân nhiệt trong 12
giờ vì duy trì được hàm lượng glucose huyết (Herpin và Le Dividich,
1995).
Acid béo chuỗi trung bình được chú ý vì là nguồn cung
năng lượng đáng kể cho heo sơ sinh, chúng được tiêu hóa nhanh chóng, hấp
thu ở ruột non, biến thành thể ketone và kích thích sự tổng hợp lipid
hoặc carbohydrate. Cho nái mang thai ăn 1 - 3 butanediol (dẫn xuất của
alcohol) ở mức 20% của năng lượng tiêu thụ mỗi ngày thì chất này được
chuyển hóa thành thể ketone để qua nhau và dự trữ trong thai dưới dạng
lipid hoặc carbohydrate. Kết quả là tăng số heo con đẻ ra còn sống/ổ,
trọng lượng sơ sinh và tăng số con cai sữa.
Giữ ấm heo con
Giữ
ấm heo con là ưu tiên hàng đầu bởi vì heo con ít mỡ nâu và dự trữ năng
lượng. Ở Việt Nam, thí nghiệm đặt một đèn úm 100 watt ngay tại nơi heo
con được sinh ra khỏi cơ thể mẹ để nhiệt độ ở vùng âm môn của nái đẻ
khoảng 350C và sau đó tiếp tục úm heo con đã tăng 4,5% số heo con cai
sữa, cải thiện 20 gam tăng trọng/con/ngày trong 21 ngày theo mẹ và giảm
5% tỷ lệ ngày con tiêu chảy so với lô không đặt đèn úm tại nơi heo con
được sinh ra. Kết quả này giống nhau ở cả hai mùa và phù hợp với ghi
nhận của Hughes (1996) ở Úc và Chiba (1996) ở Mỹ.
Tuy
nhiên, nhiều nhiệt cung cấp có thể làm cơ thể mất nước; từ đó góp phần
tăng tỷ lệ chết của heo con trong một vài hoàn cảnh. Nếu có sẵn nước,
heo con có thể uống nước trong ngày đầu sau khi sanh và lượng nước tiêu
thụ khoảng vài trăm gam mỗi ngày. Điều này rất quan trọng đối với trường
hợp heo mẹ ít sữa hoặc chuồng quá ấm. Mặc dù chưa có sự nhất trí rằng
nguồn nước cung cấp rất cần thiết cho sự sống của heo, những tính toán
cho thấy có tình trạng mất nước xảy ra khi heo con bú ít sữa và nhiệt độ
chuồng cao. Cung cấp nước từ lúc sanh bằng chén uống, núm uống hay dụng
cụ khác sao cho heo chủ động tìm nước uống, nhờ vậy heo con tự điều
chỉnh tình trạng thiếu dinh dưỡng.
Tập heo con ăn sớm
Có vài lý do cho thấy heo con bú sữa mẹ có thể bị giới hạn tăng trưởng. Đó là do sức sản xuất sữa của heo nái thường không đủ cho heo con từ 8 - 10 ngày tuổi trở đi, và khả năng tăng trưởng của mô cơ bị ảnh hưởng bởi thành phần sữa của từng nái. Tỷ lệ protein so với mỡ sữa tương đối thấp (9,2 – 10,4 g protein / MJ năng lượng thô) nên kích thích heo con tích tụ mỡ dưới da để dự trữ năng lượng và tạo lớp cách nhiệt dưới da. Như vậy, sữa heo nái được dùng vào việc tạo mỡ nhiều hơn tạo nạc, nhất là trong 3 tuần đầu sau
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...