Kỹ thuật nuôi thỏ vỗ béo ăn thịt
Thỏ nuôi vỗ béo ăn thịt là loại thỏ: không dùng để nuôi sinh sản (thỏ sau khi chọn giống là thỏ đực thừa, thỏ cái xấu không đạt tiêu chuẩn giống, thỏ đang sinh sản hoặc hết thời kỳ sử dụng bị loại thải).
Kỹ thuật nuôi thỏ thịt có 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: (từ 30 đến 70 ngày tuổi) đây là giai đoạn thỏ sau cai sữa. Thời gian này thỏ đực, cái vẫn nhốt chung lồng, chuồng. Thỏ nội lúc cai sữa có trọng lượng 200 – 300 g. Thỏ lai với thỏ ngoại có trọng lượng 350 – 500 g.
Ở giai đoạn này thỏ không được bú mẹ, phải thích ứng hoàn toàn với thức ăn mới (thức ăn thô xanh, thức ăn tinh...), cuộc sống hoàn toàn tự lập, bị tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường sống. Vì vậy, giai đoạn này cho thỏ ăn phải dùng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, có hàm lượng đạm cao, nhiều Vitamin A, B, C. Không cho ăn nhiều tinh bột (cơm, ngô, gạo, khoai sắn khô). Nên cho ăn các loại lá cây, loại cây cỏ như lá dâu, lá sắn, lá keo đậu, lá đậu đỗ, lá cúc tần, cỏ stylô... Những loại thức ăn này giúp cho thỏ sinh trưởng, phát triển hoàn thiện cơ thể. Không cho ăn thức ăn làm cho thỏ béo sớm như: gạo, thóc, ngô... chỉ cho ăn thêm thức ăn hỗn hợp tinh bột với tỷ lệ đúng mức (10 – 15 g/con/ngày) hoặc 5 – 10 g cám gạo loại 1, các loại hạt đậu đỗ phế phụ phẩm. Giai đoạn này cho ăn uống tuỳ tiện, sai kỹ thuật thỏ sẽ chết tỷ lệ cao do tiêu chảy, nhiễm bệnh cầu trùng, sán lá gan, Ecoli... từ thức ăn, nước uống...
Giai đoạn 2: (từ 70 ngày tuổi đến 100 ngày tuổi) là giai đoạn thỏ nhỡ. Thời gian này thỏ nuôi vỗ béo thịt tách nuôi riêng không nhốt chung, hầ hết thỏ đực không chọn làm giống, thỏ cái xấu, không đủ tiêu chuẩn cũng loại nuôi thịt.
Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 cần cung cấp thức ăn giàu Prôtein (đạm), giàu Vitamin để thỏ phát triển chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Phát triển các tế bào cơ, xương, các cơ quan nội tạng. Nuôi tốt – đúng kỹ thuật, trọng lượng cuối giai đoạn sẽ đạt 1.600 – 1.900 g/con.
Giai đoạn này chưa cần tăng thức ăn có hàm lượng bột đường cao (khoai sắn khô, cơm cháy, bột ngô...) cho ăn như vậy sẽ lãng phí, giá thành cao, cũng không phù hợp tiêu hóa của thỏ. Khẩu phần thức ăn của thỏ khối lượng lớn vẫn là lá cây, các loại rau cỏ trồng và có trong tự nhiên. Chỉ nuôi thỏ bằng rau, cỏ, lá cây thì năng suất thấp, tăng trọng chậm, nên thêm: khoai sắn khô, cám gạo, bột ngô, khô lạc... với khối lượng ít nhưng bổ sung dinh dưỡng nhiều (1.000 g rau muống đó có 12 g Prôtein, 1.000 g cỏ mật chỉ có 16 g Prôtein, còn 100 g bột đậu tương có tới 33,3 g Prôtein, 100 g cám gạo có 9,2 g Prôtein...) tăng trọng nhanh, thời gian xuất chuồng đúng tuổi.
Giai đoạn 3: (từ 100 đến 120 ngày tuổi) là giai đoạn vỗ béo thỏ. Nuôi giai đoạn này ăn theo tỷ lệ 1/9 – 10 (tinh/thô xanh) tính theo khối lượng khẩu phần. Thức ăn tinh là: cám, ngô, gạo, cơm cháy, thức ăn hỗn hợp tinh ... có hàm lượng bột đường cao, thỏ sẽ béo nhanh, trên cơ sở đã phát triển đầy đủ chiều dài, rộng.
Chú ý: cả 3 giai đoạn thứ tự cho ăn, uống như sau:
Đầu giờ sáng cho thỏ uống nước (nếu không có hệ thống uống nước tự động); sau đó cho ăn thức ăn hỗn hợp tinh, phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm. Cuối buổi sáng cho ăn thức ăn thô xanh. Buổi chiều cho ăn thức ăn củ quả (khoai, sắn tươi, bí đỏ, su su...). Cuối buổi chiều cho ăn thức ăn xanh, thô khô (cỏ khô, rơm khô...) thức ăn thô xanh cho ăn ban đêm nhiều gấp 2 – 2,5 lần ban ngày (2/3 khối lượng khẩu phần rau, cỏ, lá cây). Ban đêm tuyệt đối không cho ăn thức ăn tinh (chuột vào ăn và cắn chết thỏ). Cần cho thỏ uống nước đầy đủ, thiếu nước, thỏ không béo hoặc sẽ chậm béo. Thời gian này giảm bớt ánh sáng chiều vào lồng, chuồng tạo không gian yên tĩnh cho thỏ nghỉ ngơi, ngủ, ít hoạt động. Trước khi xuất chuồng giết thịt 7 – 8 ngày thì giảm cho ăn rau cỏ, lá cây (thức ăn thô xanh, thô khô) chất lượng thịt tốt và ngon.
Thức ăn phải sạch sẽ, không dính đất, cát, không vàng úa, không mục, mốc... nước uống phải là nước sạch (nước giếng khoan, nước máy). Chuồng trại quét dọn hàng ngày, sau 1 lứa nuôi xuất bán thịt phải tổng tẩy uế toàn bộ mới đưa thỏ mới vào nuôi.
Khẩu phần thức ăn của thỏ nuôi thịt trong 24 giờ (g/con)
Giai đoạn nuôi |
Thức ăn tinh |
Củ quả |
Hỗn hợp rau quả xanh |
1 |
10 - 20 |
20 – 30 |
100 - 300 |
2 |
20 – 30 |
30 – 40 |
300 – 400 |
3 |
30 – 40 |
40 - 50 |
100 - 500 |
Thức ăn rau, cỏ, lá cây phải có giá lưới hoặc bằng tre để gác, thỏ rút ăn, không vứt trực tiếp xuống sàn lồng nuôi. Thức ăn tinh cho vào bát, chậu, gốm sành hoặc máng tre. Cuối ngày rửa sạch, úp khô ráo, hôm sau lại dùng.
Nguồn: Bản tin Nông nghiệp Thủ đô, 1/2004, tr. 31- 32.
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...