Nuôi dưỡng thỏ đẻ
Với thỏ giống chọn ngoại hình lúc thỏ 5-6 tháng tuổi.
- Chọn thỏ cái giống: Chọn thỏ cái có 4 chân khoẻ, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, đầu nhỏ, lưng phẳng, hông rộng, tính hiền, có 8 vú trở lên, bộ phận sinh dục phát triển bình thường, đạt trọng lượng làm giống. Cho thỏ cái phối giống lúc thỏ 6 tháng tuổi.
- Chọn thỏ đực giống: Thỏ đực giống phải to lơn, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh và hăng hái; có đầu to vừa phải, mắt lanh, ngực to, lưng rộng, chân sau vạm vỡ, lông mướt và rậm; 2 hòn cà đều. Thỏ đạt trọng lượng làm giống, lúc 5-6 tháng tuổi cho phối giống với con cái. Đến năm thứ 3 có thể thiến con đực nuôi vỗ béo. Tỉ lệ ghép đôi giao phối ở thỏ là 1 đực: 5 cái (với nuôi thỏ làm giống) và 1 đực: 10 cái (với nuôi thỏ thương phẩm).
- Biểu hiện thỏ cái động đực: Thỏ cái nằm chổng mông, bỏ ăn, bứt lông mình, cắn máng ăn, máng uống, bới lung tung rơm rạ lót chuồng. Hai mép âm hộ lúc đầu hồng nhạt, sau hồng đậm hoặc tím bầm. Cho thỏ cái phối giống lúc mép âm hộ có màu hồng đậm, bắt con cái sang chuồng của con đực để cho phối giống.
Thời gian phối giống
Vào buổi sáng sớm hay chiều mát (3 - 4 giờ chiều), quan sát xem thỏ cái có chịu đực không? Nếu thấy thỏ cái cụp đuôi xuống hay vùng vẫy không cho thỏã đực đến gần thì bắt thỏ cái ra, hôm sau thả lại vào chuồng thỏ đực, thỏ cái sẽ chịu động đực. Khi con cái chịu đực rồi, con đực sẽ kêu lên một tiếng và nằm ngửa thở nhanh. Lúc đó đem thỏ cái về chuồng. Mỗi thỏ cái cho phối giống 2 lần cách nhau 4-6 giờ.
Chăm sóc thỏ đẻ
Thỏ mang thai 1 tháng. Khoảng 15-20 ngày sau khi phối giống, thỏ nhặt rơm làm ổ. Còn cách 4-5 ngày thỏ đẻ, chúng chăm sóc ổ rất kỹ, rút lông ở ngực và gần vú để lót ổ.
Lúc này nên quét chuồng sạch sẽ, cho thêm ít rơm khô, cung cấp cho thỏ đủ nước uống, cho ăn nhiều cỏ, lá cây họ đậu, rau xanh, cà rốt, giúp bào thai phát triển tốt, cho ăn nhiều rau khoai lang, rau muống, cải bắp, gạo lức sẽ cho nhiều sữa. Cho thỏ ăn cỏ phơi héo để tránh bụng chứa quá nhiều nước làm ép thai. 4-5 ngày trước khi đẻ, cho thỏ ăn nhiều cám, củ cải, rau quả tươi để tránh táo bón và thỏ có nhiều sữa để nuôi con. Nếu để thiếu nước uống ở giai đoạn đẻ và nuôi con, thỏ mẹ sẽ ăn thịt thỏ con.
Đưa thỏ mẹ vào chuồng đẻ trước khi đẻ 3 ngày. Gần ngày đẻ, thỏ nằm duỗi dài. Thời gian đẻ khoảng 1-2 giờ là xong. Thời gian thỏ đẻ giữa 2 con là 30 giây đến 2 phút. Nếu trời lạnh cần thắp đèn sưởi ấm cho ổ thỏ con.
Khi thỏ đẻ được 1 ngày, cần kiểm tra ổ đẻ xem có thỏ con nào bị chết phải bỏ ra, nếu không những con còn lại sẽ bị hư hết. Kiểm tra bằng cách bắt thỏ mẹ ra chỗ khác (nhẹ nhàng) để đếm số thỏ con và bỏ con chết ra ngoài. Sau đó lấy lông ủ lại và thả thỏ mẹ vào.
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...