Home Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc Chăm sóc và nuôi dưỡng bê, nghé bú sữa
Chăm sóc và nuôi dưỡng bê, nghé bú sữa
Thời kỳ bê, nghé bú sữa dài ngày hay ngắn ngày tùy thuộc vào hướng nuôi dưỡng và mục đích lấy sản phẩm.
<P style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Sau khi nuôi tại nhà hộ sinh 7 – 10 ngày, bê, nghé được chuyển sang nuôi theo chế độ bú sữa. Đối với trường hợp chăn nuôi bò lấy sữa thì những bê đực thương phẩm không được nuôi tiếp sữa mà giết thịt hoặc bán lại cho những người nuôi vỗ béo bằng sữa thay thế.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></SPAN></P>
<P style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Thời gian nuôi bê, nghé giai đoạn bú sữa có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Lượng sữa nguyên sử dụng trong giai đoạn này có thể từ 300 đến 500 kg đối với bê, nghé cái và từ 400 đến 600 kg đối với bê, nghé đực. Nói chung, những bê, nghé đực và cái được chọn làm giống phải được ăn sữa nhiều hơn từ 50 – 60%. Trong một ngày đêm chỉ cần cho bê, nghé ăn sữa hai lần ( sáng và chiều) sau mỗi lần vắt sữa. Sữa của tất cả trâu bò mẹ có thể dùng cho tất cả bê, nghé con cần ăn sữa.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Sữa vắt xong nên cho bê, nghé ăn ngay để bảo đảm độ nhiệt cần thiết và không cần phải hấp cách thuỷ. Nên cho bê, nghé ăn sữa trong sô. Sô cho bê, nghé ăn sữa phải được rửa sạch và tráng nước sôi sau mỗi lần cho ăn. Cần tập cho bê, nghé ăn được sớm các loại thức ăn bổ sung, nhất là thức ăn thô xanh. Việc nuôi dưỡng bê, nghé có kết quả tuỳ thuộc vào việc huấn luyện cho chúng sớm tiếp nhận thức ăn thực vật. Bê nghé càng sớm ăn được cỏ khô, cỏ xanh, cỏ ủ tươi, thức ăn tinh thì càng có điều kiện phát triển tốt vào thời kỳ sau cai sữa. Bởi vì, việc sớm ăn thức ăn thực vật có tác dụng thúc đẩy sự phát triển hệ thống tiêu hoá, đảm bảo tốt khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, từ ngày 15 sau khi đẻ có thể tập cho bê, nghé ăn thức ăn tinh, từ ngày thứ 20, tập cho chúng ăn cỏ khô và ngày thứ 30 tập cho ăn cỏ non, cỏ ủ tươi.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Nguyên tắc tập cho ăn thức ăn bổ sung là cho ăn từ ít đến nhiều. Thức ăn cho bê, nghé phải sạch sẽ, phẩm chất tốt. Cần đảm bảo thường xuyên có nước uống sạch sẽ, đầy đủ. Tốt nhất là bố trí máng thức ăn tinh, máng cỏ khô và máng nước ngoài sân chơi để bê, nghé có thể tự do liếm láp ngay từ ngày đầu.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Hiện nay, trong kỹ thuật nuôi dưỡng nghé cũng như nuôi bê sữa dưới 6 tháng tuổi, người ta có xu hướng giảm lượng sữa tươi, thời gian ăn sữa rút ngắn xuống 3-4 tháng, đồng thời tập cho bê, nghé ăn các loại thức ăn cỏ xanh, củ quả và thức ăn tinh. Việc giảm tiêu chuẩn sữa nguyên đến mức tối thiểu dần đến chậm tăng khối lượng cơ thể vào thời kỳ đầu của bê, nghé, nhưng về sau có sự bù trừ để tới lúc bê, nghé đạt 12 – 18 tháng tuổi lại phát triển bình thường.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Trong điều kiện trâu bò trong các gia đình để lấy thịt hoặc sử dụng sức kéo, có thể để bê, nghé trực tiếp bú mẹ những cũng cần lưu ý cho bê, nghé tập ăn hoặc chăn thả tự do trên bãi chăn. Việc chăn thả trên bãi chăn ngoài vấn đề giúp bê, nghé có thể tự liếm láp, sớm tập ăn còn tăng khả năng vận động , giúp cho quá trình trao đổi chất tăng và cơ thể thêm rắn chắc, khoẻ mạnh.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma"><o:p> </o:p></SPAN></P>
<P style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma"><EM><STRONG>( Nguồn: Sách Nuôi trâu bò ở nông hộ và trang trại/Nhà xuất bản nông nghiệp 2004; tr. 83 - 87 )<o:p></o:p></STRONG></EM></SPAN></P>
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Bài viết mới
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...
Đăng nhập