Home Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc Một số đặc điểm phân biệt các thể bệnh gây tiêu chảy ở heo
Một số đặc điểm phân biệt các thể bệnh gây tiêu chảy ở heo
Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt" align=justify><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma">Mầm bệnh: Coronavirus.<BR>Đường truyền lây: Chủ yếu lây qua đường tiêu hóa.<BR>Thời gian nung bệnh: 1 - 2 ngày.<BR>Lứa tuổi mắc bệnh: Tập trung từ 3 - 4 ngày đến 21 ngày tuổi.<BR>Tử số: Tùy thuộc lứa tuổi, tuổi càng nhỏ tử số càng cao.<BR>0 - 7 ngày tuổi : Tử số 100% <BR>8 - 14 ngày tuổi : Tử số 50%<BR>15 - 21 ngày tuổi : Tử số 20%<BR>Tử số thấp đối với heo con lớn hơn 3 tuần tuổi.<BR><B>Triệu chứng:</B><BR>- Tiêu chảy phân vàng với nhiều nước, có thể có các mảnh thức ăn không tiêu.<BR>- Ói mửa: Ít xảy ra, chỉ xuất hiện nhưng không thường xuyên trên những heo con nhỏ hơn 3 tuần tuổi.<BR>- Màu sắc da: Hồng đỏ đối với heo dưới 1 tuần tuổi.<BR>- Heo con gầy, mất nước nặng, suy nhược, và chết sau 3 - 5 ngày mắc bệnh.<BR>- Không có dấu hiệu sốt hoặc triệu chứng thần kinh.<BR>Phòng và trị bệnh:<BR>Không có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên các biện pháp tăng cường sức kháng bệnh, cấp nước và chất điện giải sẽ giúp một số heo con sống sót.<BR>Cách tốt nhất là tiêm phòng vaccin TGE cho heo nái 2 tuần trước khi sanh, kháng thể sẽ truyền qua sữa đầu và heo con sẽ được miễn nhiễm. Trường hợp không có vaccin có thể dùng ruột heo con mắc bệnh, rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho heo nái ăn.<BR><B>2. Dịch tiêu chảy ở heo:</B><BR>Mầm bệnh: Do một loại Coronavirus khác với virus viêm dạ dày ruột truyền nhiễm.<BR>Đường truyền lây: Chủ yếu qua đường tiêu hóa.<BR>Thời gian nung bệnh: 1 - 3 ngày.<BR>Lứa tuổi mắc bệnh: Tập trung trên heo con theo mẹ và giai đoạn sau cai sữa.<BR>Tử số: Rất thấp, trường hợp có phụ nhiễm vi trùng như E.coli, Salmonella, tử số sẽ cao.<BR>Cơ chế sinh bệnh: Virus tấn công mạnh vào nhung mao ruột, nơi có các tế bào làm nhiệm vụ hấp thu nước, làm cản trở sự hấp thu nước, chất khoáng, kích thích sự tiết dịch ở phần cuối nhung mao, gia tăng nhu động ruột gây tiêu chảy nặng, dẫn đến mất nước và mất chất điện giải trầm trọng.<BR><B>Triệu chứng:</B><BR>- Tiêu chảy rất nặng, lây lan nhanh, thường cả đàn heo mắc bệnh; bệnh nhanh chóng lây sang đàn heo khác trong cùng dãy chuồng, nhiều khi lây lan cả trại.<BR>- Màu sắc phân: Vàng với nhiều nước.<BR>- Ói mửa: Là triệu chứng điển hình. Trên các heo đã chết có thể quan sát sự nhuộm vàng của mật tại vùng hạ vị để kết luận heo đã ói mửa nhiều lần trước khi chết.<BR>- Các triệu chứng khác: Heo con mất nước nặng, gầy sút rất nhanh, không muốn bú, đi đứng xiêu vẹo thường nằm chồng lên nhau, heo có thể chết sau khi mắc bệnh 3 - 4 ngày nếu không được cấp nước và chất điện giải đúng mức.<BR><B>Chẩn đoán:</B><BR>- Nên dựa vào các triệu chứng điển hình của bệnh: Lây lan nhanh, ói mửa, tiêu chảy phân vàng với nhiều nước.<BR>- Cần phân biệt với bệnh Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở các đặc điểm: Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ít khi gây triệu chứng ói mửa, tình trạng lây lan chậm hơn, nhung mao ruột bị bào mòn cả phần đỉnh lẫn phần đáy, nhưng ở bệnh Dịch tiêu chảy, không thấy rõ nhung mao ruột bị bào mòn, do đó thành ruột vẫn còn dầy. Cũng giống như bệnh Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm, không thấy heo con bị sốt.<BR><B>Phòng và trị bệnh:</B><BR>Không có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên nhằm hạn chế sự mất sức cho heo con cần cấp nước, vitamin và chất điện giải đầy đủ:<BR>Cách ly bầy heo mắc bệnh với các bầy heo khỏe, sát trùng chuồng nuôi và khu vực hành lang hàng ngày, cử người chăm sóc riêng khu vực mắc bệnh (đối với các xí nghiệp có qui mô lớn).<BR><B>3. Bệnh tiêu chảy do Rotavirus</B><BR>Mầm bệnh: Rotavirus.<BR>Đặc điểm bệnh: Tiêu chảy phân vàng, với nhiều bọt và chất nhầy. Bệnh rất nặng trên heo con theo mẹ, và nhẹ hơn trên heo con đã cai sữa.<BR>Thời gian nung bệnh: 18 - 24 giờ.<BR>Đường truyền lây: Chủ yếu qua đường tiêu hóa.<BR>Tử số: 30 - 40%<BR>Triệu chứng: Bệnh bắt đầu với các dấu hiệu: Heo con lười bú, lười vận động, ói mửa, vài giờ sau thấy tiêu chảy ở một vài con trong bầy. Sau đó lây lan cho cả bầy, rồi các bầy heo lân cận. Thời gian tiêu chảy thường kéo dài nhiều ngày (4 - 6 ngày). Trên heo đã cai sữa cũng có dấu hiệu tiêu chảy phân vàng nhưng thời gian tiêu chảy ngắn hơn (khoảng 3 ngày). Sau đó phần lớn sẽ khỏi bệnh. Heo con gầy rất nhanh do mất nước nặng.<BR><B>Chẩn đoán:</B><BR>- Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, như tiêu chảy phân vàng hoặc vàng kem với chất nhầy và bọt khí, khác với phân vàng loãng của bệnh Viêm dạ dày ruột và Dịch tiêu chảy do Coronavirus.<BR>- Triệu chứng ói mửa xuất hiện trước khi tiêu chảy, khác với ói mửa sau tiêu chảy ở Dịch tiêu chảy, và hiếm khi ói mửa ở bệnh <BR><B>Viêm dạ dày ruột.</B><BR><B>Phòng và điều trị:</B><BR>- Không có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên để giới hạn thiệt hại cần cung cấp nước, chất điện giải, vitamin đầy đủ cho heo con như đã đề cập ở phần điều trị bệnh T.G.E, hoặc Dịch tiêu chảy.<BR>- Cô lập khu vực mắc bệnh, dùng BIODINE (1/200) hoặc BIOXIDE (1/300) hoặc BIOSEPT (1/150) để sát trùng chuồng trại, lối đi, các dụng cụ chăn nuôi.<BR>- Cách phòng bệnh hữu hiệu là tiêm phòng vaccin cho heo nái 2 lần (trước khi sanh 4 tuần và lặp lại trước khi sanh 2 lần).<BR><B>4. Tiêu chảy do Salmonella:</B><BR>Bệnh còn gọi là Phó thương hàn<BR>Mầm bệnh: Do vi trùng Salmonella gây ra, thông thường chủng Salmonella cholerasuis là chủng chính gây bệnh, tuy nhiên nhiều chủng khác như S.typhimurium, S. derby, S. saintpaul, S. heidelberg, S. typhi suis cũng tham gia gây bệnh.<BR>Lứa tuổi mắc bệnh: Heo con theo mẹ, heo sau cai sữa hoặc giai đoạn đầu nuôi thịt có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn heo vỗ béo, heo giống.<BR>Thời gian nung bệnh: 3 - 4 ngày.<BR>Đường truyền lây: Đường tiêu hóa do heo ăn thức ăn, nước uống có vấy nhiễm phân, đất có chứa vi trùng hoặc do vi trùng có sẵn trong thức ăn nhất là bột cá. Các loài gặm nhấm (chuột) cũng truyền mầm bệnh vào khu vực chăn nuôi qua sự bài thải phân của chúng.<BR><B>Triệu chứng:</B><BR>- Thể viêm ruột cấp tính: Xảy ra trên heo con theo mẹ; heo con mắc bệnh thường tiêu chảy phân vàng với nhiều nước, kèm theo triệu chứng sốt vừa (40,6 - 41,5<SUP>o</SUP>C). Sau vài ngày vi trùng xâm nhập vào phổi gây viêm phổi, có thể thấy xuất huyết ở vùng da mỏng; sau 5 - 6 ngày mắc bệnh heo con suy nhược nặng, nằm liệt, có thể co giật nhẹ rồi chết. Tử số có thể đến 100%.<BR>- Thể nhiễm trùng máu: Thường xảy ra trên heo nuôi thịt, với các dấu hiệu: Sốt vừa trong nhiều ngày, phân dạng bón co chất nhầy bọc chung quanh. Sau 4 - 5 ngày, vi khuẩn tràn ngập trong máu, gây viêm phổi nặng. Giai đoạn cuối của bệnh có thể thấy tiêu chảy, đặc biệt phân rất thối, có nhiều màng giả, da vùng tai tím bầm, heo suy nhược dần rồi chết.<BR>- Thể mãn tính: Thường xuất hiện trên heo lớn. Heo lười ăn, gầy ốm, sốt lên xuống, thỉnh thoảng bị tiêu chảy, tử số rất thấp.<BR>Chẩn đoán:<BR>Dựa vào các triệu chứng lâm sàng đã mô tả. Khác với các bệnh Viêm dạ dày ruột, Dịch tiêu chảy, và tiêu chảy do Rotavirus; bệnh Phó thương hàn gây xuất huyết nặng ở ruột non, hoại tử hoặc loét ở ruột, kèm theo xuất huyết ở da, sốt vừa, xuất huyết ở thận và gây biến chứng viêm phổi.<BR><BR>Có thể phân lập vi trùng Salmonella bằng cách lấy bệnh thẩm ở túi mật hoặc hạch màng treo ruột.<BR><B>Phòng và điều trị:</B><BR>Tiêm phòng cho heo nái và bầy heo con vào lúc 30 - 35 ngày sau khi sanh, heo nọc cũng phải tiêm phòng mỗi năm 2 lần vào các lúc giao mùa.<BR>Trường hợp mắc bệnh: Dùng các kháng sinh nhạy cảm với vi trùng Salmonella như Gentamycin, Norfloxacin, Enrofloxacin, Chloramphenicol, Colistin để điều trị. Cần lưu ý: Không nên dùng liều kháng sinh cao vì dễ gây sốc cho heo mắc bệnh.<BR><B>5. Tiêu chảy do E.coli:</B><BR>Vi trùng E.coli gây cho heo 3 loại bệnh sau đây: Nhiễm trùng máu, Tiêu chảy và Bệnh phù thủng. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến bệnh tiêu chảy do E.coli.<BR>Mầm bệnh: Vi trùng E.coli sinh độc tố hướng ruột.<BR>Lứa tuổi mắc bệnh: Từ lúc sơ sinh đến sau khi cai sữa.<BR>Đường truyền lây: Đường tiêu hóa do heo con liếm láp các chất dơ bẩn, phân heo mẹ, thức ăn rơi vãi, hoặc bú sữa ở vú viêm.<BR><B>Triệu chứng:</B><BR>- Tiêu chảy trên heo con sơ sinh từ 0 - 4 ngày tuổi với các đặc điểm: Phân màu vàng kem, hoặc hơi xanh, với nhiều nước, trong thời gian tiêu chảy heo con vẫn bú, tuy nhiên suy nhược rất nhanh, lông dựng lên, đuôi cụp xuống, gầy còm, nằm chồng chất lên nhau. Sau 2 - 3 ngày tiêu chảy, một số con chết, số còn lại nếu điều trị tốt sẽ khỏi bệnh.<BR>- Tiêu chảy giai đoạn từ 5 ngày đến 3 - 4 tuần: Nguyên nhân phần lớn là do không tiêu thức ăn, thiếu chất sắt hoặc do các yếu tố chăm sóc kém. Phân có màu trắng hoặc xám trắng, heo con gầy ốm, lông dựng lên, có thể có sốt hoặc không.<BR>- Tiêu chảy sau cai sữa: Thường do cho ăn quá nhiều, heo con không tiêu hóa hết thức ăn, thức ăn còn thừa trong ruột tạo điều kiện cho vi trùng E.coli phát triển và gây bệnh.<BR><B>Chẩn đoán:</B><BR>Không thấy có triệu chứng ói mửa như các bệnh do virus, triệu chứng sốt có thể có hoặc không, ruột chỉ xung huyết, không thấy xuất huyết, không có vết loét hoặc hoại tử như trong bệnh Phó thương hàn.<BR><B>Phòng và điều trị:</B><BR>Tiêm phòng vaccin E.coli cho heo nái 2 lần vào lúc 4 tuần và 2 tuần trước khi sanh, kháng thể thụ động truyền qua sữa sẽ bảo hộ heo con phòng bệnh trong thời gian bú mẹ.<BR>Trên các heo con mắc bệnh, cần tiến hành điều trị sớm với các biện pháp: Cấp đủ nước, chất điện giải, vitamin, bảo vệ niêm mạc ruột và tiêu diệt vi trùng gây bệnh.<BR><B>6. Tiêu chảy do Treponema hyodysenteriae (bệnh Hồng lỵ):</B><BR>Bệnh xuất hiện phổ biến ở lứa tuổi 6 - 12 tuần.<BR>Đường truyền lây: Qua đường miệng.<BR>Thời gian nung bệnh: 4 - 14 ngày.<BR>Mầm bệnh: Chủ yếu do xoắn khuẩn Treponema hyodysenteriae, tuy nhiên thông thường còn có sự phụ nhiễm các loại vi trùng khác như Campylobacter coli, Bacteroides vulgatus hoặc Fusobacterium necrophorum.<BR>Cơ chế sinh bệnh: Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng theo thức ăn xuống ruột già, tại đây vi khuẩn nhân số lượng, tấn công vào toàn bộ niêm mạc và lớp dưới niêm mạc, gây lở loét ruột và tiêu chảy ra máu. Bệnh lây lan chậm trong đàn heo, tử số có thể đến 25%.<BR><B>Triệu chứng:</B><BR>Thường heo không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ trong 1 - 2 ngày đầu, trường hợp phụ nhiễm các loại vi trùng khác sẽ gây sốt cao.<BR>Tiêu chảy ra máu tươi, và thường có lẫn nhiều chất nhầy, sau 2 ngày có thể thấy xuất hiện thêm các mảnh tế bào niêm mạc ruột. Mùi phân rất thối.<BR>Heo gầy sút rất nhanh do mất máu, mất nước, bỏ ăn; heo chỉ uống nước và chết sau 2 - 3 ngày mắc bệnh.<BR><B>7. Viêm ruột hoại tử do Clostridium perfringens type C</B><BR>Đặc điểm: Bệnh chủ yếu xảy ra trên heo con. Heo con dưới 7 ngày tuổi thường mắc bệnh ở thể quá cấp hoặc cấp tính, với các dấu hiệu tiêu chảy ra máu; heo trên 1 tuần tuổi chỉ mắc bệnh với thể bán cấp tính.<BR><B>Đường truyền lây:</B> Đường miệng, thường cả đàn mắc bệnh.<BR>Thời gian nung bệnh: 24 giờ<BR><B>Triệu chứng và bệnh tích:</B><BR>- Thể quá cấp: Xuất hiện trên heo mới sanh (khoảng 2 - 4 ngày tuổi). Heo con mệt, lười bú, tiêu chảy ra máu, chết nhanh sau 1 - 2 ngày tiêu chảy. Mổ khám thấy xuất huyết rất nặng ở ruột non.<BR>- Thể cấp tính: Thường xảy ra tên heo con từ 5 - 7 ngày tuổi. Heo con tiêu chảy ra máu (phân màu đen), chết sau 2 - 3 ngày mắc bệnh. Ngoài sự xuất huyết, trên ruột non còn thấy nhiều vùng bị hoại tử hoặc bị loét.<BR>- Thể bán cấp tính: Xảy ra trên heo con từ 1 tuần tuổi đến cai sữa, với các đặc điểm tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh, không có máu, heo con suy yếu và chết sau 5 - 7 ngày tiêu chảy. Trên ruột non có nhiều vùng bị hoại tử, không thấy có dấu hiệu xuất huyết.<BR><B>8. Tiêu chảy do cầu trùng trên heo con:</B><BR>Bệnh tập trung vào giai đoạn 5 - 25 ngày tuổi, tử số có thể lên đến 15 - 20%, với các triệu chứng tiêu chảy phân trắng, sau vài ngày chuyển sang màu vàng, bệnh xuất hiện ở nước ta nhiều năm nay, song chỉ 5 năm trở lại đây mới có công bố chính thức<BR><B>Mầm bệnh:</B><BR>Do tám chủng cầu trùng, trong đó Isospora suis và Crytosporidium là 2 chủng phổ biến. Các loại cầu trùng tấn công vào niêm mạc ruột non tạo nên sự thoái hóa, hoặc bất dưỡng tế bào niêm mạc, hoặc tạo các vết loét phủ fibrin trên niêm mạc<BR>Giai đoạn tiếp theo là sự phụ nhiễm của virus hoặc vi trùng làm tình trạng nhiễm trùng ruột nặng nề hơn và khó điều trị.<BR><B>Triệu chứng:</B><BR>* Heo con:<BR>- Tiêu chảy phân trắng sau đó chuyển sang vàng.<BR>- Phân hơi lỏng, tính chất giống như kem chảy.<BR>- Mùi phân rất tanh.<BR>- Heo con gầy ốm, lông xù.<BR>- Không có dấu hiệu sốt, ói mửa.<BR>- Nếu bị phụ nhiễm vi trùng hoặc virus, màu phân có thể thay đổi sang màu vàng đậm, hoặc đỏ, tính chất phân rất lỏng, không sền sệt như thể cầu trùng nguyên phát.<BR><B>* Heo thịt, heo giống:</B><BR>Ở heo trên 2 tháng tuổi, cơ thể đã tạo sự miễn dịch đối với bệnh Cầu trùng, do đó heo chỉ mang mầm bệnh mà ít khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Thường sự nhiễm bệnh trên heo lớn, nhất là heo nái mang thai, là nguồn bài thải trứng cầu trùng, từ đó nhiễm qua heo con sơ sinh.<BR><B>Chẩn đoán:</B><BR>Để chẩn đoán bệnh cần lưu ý các điểm sau:<BR>- Lứa tuổi mắc bệnh: Tập trung từ 5 - 36 ngày tuổi.<BR>- Đặc điểm phân: Vàng, sệt, không có màu; cần phân biệt với phân vàng loãng do chứa nhiều nước trong các bệnh tiêu chảy do Salmonella, do Rotavirus, do Coranavirus và Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm.<BR>- Kiểm tra noãn nang cầu trùng chứa trong phân (Oocyst) bằng phương pháp phù nổi trong dung dịch nước muối bão hòa, rồi tìm noãn nang qua kính hiển vi. Phương pháp này dễ làm, kết quả chính xác nhưng đôi khi không tìm thấy được noãn nang do thời điểm thu thập phân quá sớm, lúc cầu trùng chưa hình thành noãn nang và bài xuất noãn nang ra ngoài.<BR><B>Phòng bệnh:</B><BR>- Sát trùng và vệ sinh chuồng heo nái trước khi sanh.</SPAN><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Tahoma; mso-fareast-font-family: 'Arial Unicode MS'"><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></SPAN></P>
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Bài viết mới
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...
Đăng nhập