Xử lý khi trâu bò bị ngộ độc thức ăn thực vật
Trong chăn nuôi đại gia súc, thức ăn thực vật thường chiếm 90-100% khẩu phần, trong đó có rất nhiều loại chứa chất độc gây nguy hiểm cho gia súc như: lá sắn, củ sắn, cây và củ khoai tây, cỏ sữa, cỏ nghể… Để giúp người chăn nuôi ngăn ngừa và giảm thiểu ngộ độc thức ăn thực vật cho gia súc xin hướng dẫn cách xử lý như sau:
1. Ngộ độc sắn:
+ Triệu chứng:
Ở trâu, bò có biểu hiện mệt mỏi bỏ ăn bồn chồn đứng nằm không yên, miệng chảy nước dãi, không nhai lại, thân nhiệt không quá cao (38,5 độ C), có thể chết rất nhanh, trường hợp cấp tính chỉ sau khi ăn nửa giờ.
Mổ khám gia súc bị ngộ độc sắn thường có các biểu hiện rõ nhất là niêm mạc ruột bị bong ra, tim ứ máu, màu sắc máu bị thay đổi, máu có mầu đỏ thắm (bình thường máu có mầu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi). Trong dạ cỏ của trâu bò còn có nhiều thức ăn từ sắn.
+ Điều trị khi gia súc bị ngộ độc:
Trong trường hợp nguy kịch phải nhanh chóng tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch đường gluco. Loại trừ chất độc trong đường tiêu hoá bằng cách gây nôn cho gia súc càng nhanh càng tốt. Sau đó cho uống 10-20 gam bột than củi tán nhỏ mịn hoặc 2 lòng trắng trứng gà. Cần rửa ruột cho gia súc bằng cách thụt nước ấm vào hậu môn. Giải độc trong máu bằng cách tiêm thuốc xanh mêtylen 1% (tức 10 gam thuốc pha trong 1 lít nước). Liều tiêm: trâu, bò, ngựa 40-50 ml, có thể tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch. Cách giải độc tốt nhất trong máu là tiêm truyền tĩnh mạch bằng nước sinh lý ngọt liều tiêm từ 200-500 ml.
Ngoài ra có thể cho gia súc uống nước đường, nước mía, mật mía có tác dụng rất tốt, hoặc có thể dùng nước rau má, lá khoai lang giã nát, cháo đậu đen đậu xanh ... cần phối hợp tiêm các thuốc trợ lực như vitamin C giải độc, caphêin trợ tim...
2. Ngộ độc khoai tây:
+ Triệu chứng bệnh tích:
Chảy dãi, nôn, ỉa chảy, trướng hơi dạ cỏ, vàng da, rối loạn hô hấp, co giật, nhiệt độ tăng cao, rối loạn nhận biết, buồn ngủ, sau đó tê liệt và chết. Mổ khám thấy viêm dạ dày, ruột, các nội tạng tụ huyết nặng, thuỷ thũng não, nước tiểu trong bàng quang lẫn máu…
+ Điều trị:
Dùng axit tanic 1 phần + 2 phần than hoạt tính cho uống, thải trừ chất độc bằng thuốc tẩy MgSO4. Tiêm thuốc trấn tĩnh Alalgin, truyền đường glucoza…
Ngoài sắn và khoai tây ra thì cỏ sữa và cỏ nghể cũng gây độc cho gia súc. Khi ăn phải các loại cỏ này gia súc thường biểu hiện co giật và suy tim mạch, xuất huyết…
Điều trị: điều trị triệu chứng là chủ yếu, thay đổi thức ăn, dùng vitamin C, K, dung dịch canxi điện giải.
Để hạn chế thiệt hại do ngộ độc thức ăn thực vật người chăn nuôi cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Lưu ý: không cho gia súc ăn sắn tươi, lá khoai tây, chỉ cho ăn khi đã qua chế biến, với lượng vừa phải, cân đối với lượng cỏ, bổ sung các sản phẩm từ sắn sau khi gia súc đã ăn các thức ăn khác, không để gia súc tự do vào nương sắn, bãi khoai ăn lá và củ tươi dễ gây ngộ độc.
Theo: http://www.khuyennongvn.gov.vn
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...