Cách lên giống cho lợn nái
Phối giống là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, kỹ thuật phối giống quyết định số lượng con trong đàn, hiệu quả kinh tế lứa lợn.
Xin giới thiệu kinh nghiệm chọn lợn nái hậu bị và cách phối giống hợp lý.
1. Chọn giống lợn nái ngoại hậu bị tốt:
Để có lợn nái tốt, bà con nên chọn giống lợn Yorkshire thuần hoặc con lai giữa
2. Cách lên giống cho lợn nái hiệu quả:
Thời điểm lên giống (phối giống) có ý nghĩa quan trọng, quyết định số con đẻ/lứa. Khi lợn động dục lần đầu ta nên bỏ vì trứng rụng ít, nếu lấy giống sẽ ít con, đến chu kỳ sau lấy giống bằng nhảy trực tiếp để lợn nái (lứa so) được kích thích tự nhiên dễ sai con. Những đợt sau (lứa rạ) dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho hiệu quả kinh tế cao.
Thời điểm phối giống thích hợp cho lợn nái lai F1 và nái thuần thường là vào cuối ngày thứ 3 sang đầu ngày thứ 4. Thời điểm này thay đổi tuỳ từng con, do đó cần quan sát biểu hiện của lợn lên giống. Nếu âm hộ từ chỗ sưng đỏ chuyển sang héo dần, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra thì đó là thời điểm phối giống tốt nhất, nên phối giống vào lúc sáng sớm hay chiều mát, có thể phối 2 lần (sáng - chiều hoặc ngược lại). Nên phối các lợn đực giống cao sản: Duroc, Pietrain, Landrace để lợn thịt có tỷ lệ nạc cao 52 - 55% phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay.
Tiêm phòng cho lợn nái các loại vacxin an toàn vào thời điểm trước lấy giống 10 - 15 ngày hoặc ngay sau khi cai sữa cho lợn con. Không tiêm vacxin tháng thứ nhất (gây chết thai) và tháng thứ 4 (gây sảy thai). Nên tiêm phòng định kỳ bắt buộc các loại vacxin: Dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, sảy thai truyền nhiễm và đóng dấu. Riêng vacxin lở mồm long móng, nhiệt thán và tai xanh tiêm theo sự hỗ trợ của nhà nước ở các vùng nhiễm dịch.
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...