Bệnh việm dạ dày- ruột truyền nhiễm ở heo
Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh TGE (Transmissible Gastro Enteritis) do vi rút Coronavirus gây ra có đặc tính lây lan rất nhanh, tiêu chảy nước dữ dội, gây ói mữa, gây viêm dạ dày ruột điển hình trên heo con dưới 1 tuần tuổi. Là một trong những nguyên nhân gây chết heo con sơ sinh từ dưới 2 tuần tuổi.
Bệnh lây lan chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp, đường xâm nhập chủ yếu là miệng, bệnh có thể lây truyền qua thức ăn, nước uống, qua người chăm sóc nuôi dưỡng (tay chân, giày dép) hoặc do chó mèo, chuột, chim mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. Tử số tùy thuộc lứa tuổi, tuổi càng nhỏ tử số càng cao. Heo từ: 0 - 7 ngày tuổi tử số 100%; heo từ 8 - 14 ngày tuổi tử số 50%; heo từ: 15 - 21 ngày tuổi : Tử số 20%; tử số thấp đối với heo con lớn hơn 3 tuần tuổi.
Triệu chứng
Biểu biện đầu tiên trên heo con là nôn mửa, heo con sau khi tiếp xúc với virút 18 -30 giờ thì có biểu hiện tiêu chảy, triệu chứng thấy dễ dàng trong ổ dịch hoặc khi heo mẹ bị bệnh, lúc đầu tiêu chảy ít nhưng toàn là nước, lúc tiêu chảy nhiều thì phân có màu vàng xám trông giống như bùn trên sàn chuồng. Heo con thiếu nước trầm trọng, rất khát. Khi bị cầm giữ heo kêu lên một cách yếu ớt. Tiêu chảy kéo dài làm cho heo con mất nước, yếu ớt, chết trong vòng từ 2 - 5 ngày.
Ở thể cấp tính, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% đối với heo dưới 7 ngày tuổi. Ở các heo đang theo mẹ lớn hơn thì tỉ lệ chết thấp, tuy nhiên khi điều kiện nuôi dưỡng không đảm bảo, môi trường ẩm ướt, lạnh kéo dài heo rất dễ nhiễm các bệnh kế phát.
Heo nái mắc bệnh thường có triệu chứng như bỏ ăn, mệt mỏi, lượng sữa giảm hoặc ngừng tiết sữa, tiêu chảy phân màu xanh xám từ một ngày đến vài ngày.
Phòng và trị bệnh
Bệnh không có thuốc đặc trị, chỉ hỗ trợ cho heo con bằng cách tăng sức đề kháng, giữ vệ sinh chuồng trại, giữ ấm cho heo con, tạo môi trường khô ráo ấm áp nhằm giảm các bệnh kế phát.
Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh TGE cho heo nái 2 lần ở 6 tuần và 2 tuần trước khi nái sinh. Hoặc lấy ruột non của heo con mắc bệnh chết xay nhuyễn sau đó cho heo nái ăn để tạo kháng thể trên heo nái. Định kỳ sát trùng tẩy uế chuồng trại. Cần thực hiện tốt biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Nguồn: http://vst.vista.gov.vn
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...