Chăm sóc và nuôi dưỡng heo con giai đoạn theo mẹ
Trong nuôi dưỡng heo con giai đoạn theo mẹ, ngoài yếu tố sữa mẹ người nuôi phải chú ý tới các yếu tố quan trọng khác, đó là: chăm sóc heo con sơ sinh, cho bú sữa đầu và cố định đầu vú, sưởi ấm cho heo con và tập ăn sớm cho heo con.
Lau sạch dãi nhớt ở mồm, mũi heo con khi mới sinh.
Với những heo đẻ bọc phải nhanh chóng xé bọc để tránh bị ngạt.
Dùng kìm đã sát trùng để bấm nanh, bấm tất cả 8 răng nanh, bấm 1/2 và chừa 1/2 theo độ dài của răng nanh. Việc bấm răng nanh để tránh khi bú, heo con làm nứt đầu vú heo mẹ. Chú ý không cắt vào lợi gây nhiễm trùng cho heo.
Cắt rốn cho heo con bằng kéo đã sát trùng. Dùng chỉ buộc chặt chỗ sẽ cắt (chừa lại 4cm), dùng kéo cắt và dùng bông tẩm iode chấm lên chỗ cắt.
Heo con bú sữa lần đầu chậm nhất là 2 giờ sau khi đẻ để chống lạnh và tăng cường kháng thể chống đỡ bệnh tật và miễn dịch.
Những con heo có trọng lượng bé hơn thì cho bú ở những vú phải phía trước vì lượng sữa nhiều hơn. Chỉ cần cố định đầu vú 3-4 lần, heo con sẽ quen và không cho con khác tranh chấp.
Khác với các loại gia súc khác, heo nái không dự trữ sữa trong bầu vú mà chỉ tiết sữa do kích thích của heo con tác động lên thần kinh đầu vú khi bú. Heo con mút và kích thích đầu vú mẹ nhưng sữa mẹ chỉ tiết ra trong khoảng 25-30 giây nên heo con thường nằm yên, hai chân trước đạp thẳng vào vú mẹ và mút theo đợt tiết sữa. Do hoóc-môn Oxytocine được tiết vào máu và đến các vú phía trước bên phải trước và ở đó lâu hơn nên lượng sữa ở đó cũng nhiều hơn.
Thời gian tiết sữa rất ngắn nên tránh làm ngắt quãng chu kỳ tiết sữa của heo mẹ.
Những ngày đầu heo con bú mẹ 15-20 lần/ngày.
Sưởi ấm cho heo con: để hạn chế bệnh viêm phổi và tiêu chảy ở heo con, khâu sưởi ấm rất quan trọng. Heo con mới sinh 20 phút đầu hạ nhiệt rất nhanh (từ 2 – 3 độ C), nhất là những con có trọng lượng dưới 0,5kg nên phải có thùng ủ sưởi ấm, đặc biệt là vào mùa lạnh. Ngày đầu khi đẻ ra, cần duy trì nhiệt độ chuồng trong khoảng 35 độ C. Cứ mỗi một ngày sau đó, yêu cầu nhiệt độ giảm đi 2 độ C và từ ngày thứ 8, yêu cầu giữ cho heo con theo mẹ ở nhiệt độ 25-27 độ C là thích hợp. Về mùa đông, 1 tuần đầu sau đẻ nên dùng thêm đèn hồng ngoại công suất 250W, sau đó có thể chuyển sang dùng đền công suất 100W.
Lưu ý độ cao bóng đèn cách mặt sàn chuồng khoảng 50-60 cm là thích hợp, đặc biệt cần nhận biết:
- Heo nằm chồng chất lên nhau, run là khi heo bị lạnh (nhiệt độ trong chuồng thấp)
- Heo nằm tản mạn khắp ô chuồng, mỗi con một nơi là khi heo bị nóng (nhiệt độ trong chuồng quá cao)
- Heo nằm con nọ kề cạnh con kia là nhiệt độ thích hợp.
Tập ăn cho heo con:
Cho heo con ăn thức ăn công nghiệp, thời gian bắt đầu tập ăn là 7 ngày tuổi; thức ăn tập ăn được cho vào máng riêng và để ở khu vựa dành cho heo con; luôn giữ máng tập ăn khô, sạch tránh bị mốc, bẩn gây tiêu chảy cho heo con; heo con thực sự ăn mạnh ở 3 tuần tuổi, khi heo cai sữa cần chuyển đổi dần dần trong vòng 3-4 ngày thức ăn từ loại thức ăn tiền khỏi động sang thức ăn khởi động, tránh chuyển đổi độ ngột dễ gây rối loạn tiêu hóa cho heo con.
Thức ăn tự trộn cho heo con tập ăn phải có hàm lượng dinh dưỡng cao, dề tiêu, ngon miệng và đảm bảo vệ sinh; nguyên liệu dùng làm thức ăn là loại tinh bột ít xơ như bột gạo, bột ngô và các thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như bột cá nhạt, đậu tương...; thức ăn cần được nghiền nhỏ thành dạng bột; sau khi nấu chín, để nguội thức ăn, cho ít một vào máng ăn cho heo con ăn.
Vệ sinh máng ăn, máng uống thường xuyên. Không giữ thức ăn lâu trong máng gây lên men chua, dẫn đến bệnh tiêu chảy, ỉa phân trắng ở heo con.
Vệ sinh chuồng trại: Chỉ quét dọn khô, thay lót chuồng bẩn, không rửa nước. Góc chuồng để một gói vôi bột. Để heo con nằm trên sàn gỗ có lót rơm cắt ngắn hoặc cỏ khô.
Mỗi ngày một heo con cần 7 - 11mg Fe để tạo máu và chống đỡ bệnh tật, trong khi đó sữa mẹ chỉ cung cấp không quá 2mg Fe/ngày. Sau khi đẻ 3 ngày, lượng glucô do heo mẹ cung cấp thiếu và chức năng điều chỉnh thân nhiệt của heo con chưa hoàn chỉnh nên lượng glucô có sẵn trong heo con bị tiêu tốn nhiều. Để tránh heo con bị thiếu máu, gày yếu thì vào thời điểm 2 - 3 ngày tuổi phải tiêm Dextran Fe loại 100mg, mỗi con 1cc và tiêm dung dịch glucô 40% nhằm tạo thêm hemoglobin. Ngoài ra, có thể dùng sinh tố AD3E tiêm cho heo con khi được 7 ngày tuổi (tiêm bắp hoặc cho ăn) với liều 2-3ml/lần/con.
Cai sữa cho heo con:
Có thể cai sữa khi heo con 21, 28, 35 ngày tuổi phụ thuộc vào chất lượng thức ăn, điều kiện chuồng trại và khả năng, trình độ chăm sóc của người chăn nuôi. Tuy nhiên, cai sữa sớm sẽ rút ngắn thời gian nuôi con, giảm chi phí thức ăn và tăng số lứa đẻ/nái/năm. Tiến hành cai sữa theo các bước sau:
- Bước 1: Không cho heo mẹ ăn rau xanh và củ quả trong 5-6 ngày trước khi cai sữa; hạn chế số lần cho heo con bú mẹ trước 3-5 ngày khi cai sữa chính thức.
- Bước 2: tách heo mẹ (khi cai sữa, nên để heo con lại chuồng một thời gian và chuyển heo mẹ đi nơi khác, nuôi dưỡng chúng ở đây 7-10 ngày), không chuyển đổi thức ăn mới ngày sau khi cai sữa mà chuyển đổi dần dần để tránh cho heo không bị rối koạn tiêu hóa.
- Bước 3: Chuyển heo con đến chuồng sau cai sữa, sau khi tách mẹ 7-10 ngày có thể chuyển heo sang nơi khác nhưng không nên tách đàn.
http://www.khuyennongvn.gov.vn
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...