Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của heo đực giống
1. Ảnh hưởng giống: khả năng sản xuất của một con heo đực giống phụ thuộc rất nhiều vào loại giống và khả năng di truyền các tính trạng. Do đó, cần chú ý xem xét gia phả khi chọn heo đực giống.
2. Ảnh hưởng lứa tuổi: một số nghiên cứu cho thấy, lượng tinh dịch cũng như chất lượng tinh trùng ở heo đực giống có thể khai thác tốt nhất ở độ tuổi 1 - 3 tuổi và sau đó giảm dần mặc dù trong cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và môi trường như nhau. Do đó, tốt nhất chúng ta chỉ nên khai thác đực giống trong 2 năm và sau đó loại thải, thay bằng con giống mới có năng suất cao hơn.
3. Ảnh hưởng mùa trong năm: thời tiết môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tinh dịch của heo đực giống. Cụ thể, khi nhiệt độ môi trường thay đổi quá đột ngột ảnh hưởng đến quá trình điều hòa thân nhiệt của cơ thể, làm heo bị stress, sức đề kháng cơ thể giảm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Đặc biệt, khi nhiệt độ môi trường quá nóng, kiểm tra tinh dịch heo thấy có hiện tượng hoạt lực tinh trùng giảm.
4. Ảnh hưởng khoãng cách lấy tinh: trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt chúng ta cũng chỉ nên khai thác đực giống tối đa là 1 lần/ ngày đêm. Nếu khai thác nhiều hơn, chất lượng tinh dịch kém sẽ dẫn đến tình trạng tỷ lệ đậu thai ở heo nái thấp và sự loại thải con đực giống nhanh hơn.
5. Ảnh hưởng việc chăm sóc, nuôi dưỡng: việc cung cấp khẩu phần thức ăn cân đối và phù hợp là yếu tố rất quan trọng đối với heo đực giống trong thời gian đang khai thác. Sự thiếu hụt các chất khoáng đa lượng và vi lượng, thiếu đạm, các vitamin, …trong khẩu phần hoặc thức ăn có chất lượng kém (bị ôi chua, mốc, …) là những yếu tố trực tiếp dẫn đến chất lượng tinh dịch kém, ảnh hưởng đến con lai đời sau.
Ngoài ra, một số bệnh như: bệnh Lepto, Lỡ mồm long móng (FMD), … hoặc những giai đoạn thú bị sốt cao do các bệnh nhiễm trùng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất tinh dịch của heo đực giống, chất lượng tinh trùng kém (tinh trùng bị dị dạng, hoạt lực kém…)
Khuyennongtphcm.com
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...