Những bệnh heo nái sau thời kỳ sinh sản
1. Nguyên nhân: có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính sau đây:
- Nguyên nhân bên ngoài:
+
Điều kiện nuôi dưỡng: do khẩu phần thức ăn không cân đối (quá
thiếu hoặc quá thừa), không đáp ứng theo nhu cầu phát triển
của gia súc theo từng giai đoạn, đặc biệt là trong giai đoạn
hậu bị làm ảnh hưởng đến việc hoàn thiện chức năng sinh lý
sinh sản của heo nái.
+
Ảnh hưởng khí hậu: nhiệt độ và ẩm độ môi trường nuôi có ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của gia súc, liên quan
trực tiếp đến sức khỏe, khả năng rụng trứng của heo nái. Do
đó, việc tạo bầu tiểu khí hậu thích hợp trong chuồng nuôi là
yêu cầu cần thiết.
+
Trình độ của người chăn nuôi: do thiếu kiến thức, tay nghề kỹ
thuật trong quá trình chăm sóc, hỗ trợ nái sinh sản, người chăn
nuôi có thể gây tổn thương đường sinh dục của heo nái; hoặc do
sử dụng thuốc Oxytoxin (thuốc kích dục đẻ) không đúng liều
lượng hoặc không đúng thời điểm cũng gây hiện tượng rối loạn
sinh sản trên heo nái sau khi sinh.
- Nguyên nhân bên trong:
+ Do sự di truyền từ cha mẹ.
+ Sự rối loạn kích thích tố nội tiết.
2. Biện pháp khắc phục:
-
Cần xem xét gia phả, có sự chọn lọc con giống tốt để khai
thác khả năng di truyền các tính trạng tốt về năng suất, khả
năng sinh sản là yếu tố quan tâm hàng đầu của các nhà chăn
nuôi.
- Tăng cường
các biện pháp chăm sóc và dinh dưỡng cho gia súc tốt. Chú ý
cân đối khẩu phần thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn sinh
trưởng và phát triển của heo nái.
- Tạo môi trường khí hậu trong chuồng nuôi ổn định.
- Nắm vững kỹ thuật, các thao tác trong việc chăm sóc heo nái khi sinh.
- Phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác bệnh để có biện pháp điều trị thích hợp.
- Chú trọng công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại theo định kỳ để đảm bảo tốt cho sức khỏe của gia súc.
Khuyennongtphcm.com
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...