Bệnh loét vai ở lợn
1. Đỉnh vai nhô ra: tất nhiên nó liên quan đến cấu tạo cơ thể của con vật. ở những con lợn mà bị loét sâu từ trước, có thể là do tác động của xương, kết quả của nó là do chỗ nhô ra mà sau đó có thể bị thương nặng hơn.
2. Mất lớp mỡ đệm bảo vệ: Lợn nái thường rất gầy và độ dày lớp mỡ dưới da quanh vùng vai lại thấp. Đối với lợn nái nuôi con, lớp mỡ mỏng này có thể bị tiêu hao, làm cho xương ở dưới càng nhô ra và dễ bị thương. Dinh dưỡng của lợn nái từ những thời kỳ đầu như lợn cái con sẽ ảnh hưởng (chi phối) lượng mỡ ban đầu – qua thời kỳ mang thai và cho bú lặp lại là nguyên nhân chính duy trì lớp mỡ và giảm bớt nguy cơ bị bệnh viêm loét.
3. Trầy xước da do sàn chuồng: Trong nhiều trường hợp viêm loét vai là nguyên nhân trực tiếp của sàn chuồng thô ráp xù xì, như nền bê tông chất lượng kém hoặc một số nền chuồng làm từ kim loại - đặc biệt những nền chuông được cố ý làm thô ráp để có rãnh nhỏ – viêm loét có thể là vấn đề chính ở một số kiểu nền chuồng mà không được mong đợi ngay lúc ban. Đặc biệt thường gặp ở nền chuồng có các thanh nhựa nhỏ. Vấn đề ở đây dường như rất khó mà lợn nái gặp phải trong việc di chuyển từ vị trí nằm đến đứng ở nền chuồng trơn dẫn đến những chân sau cũng bị thương do kẹp vào rãnh nhỏ. điều đó có lẽ nghiêm trọng hơn do thực tế những nền chuồng bằng nhựa không được lắp đặt vững chắc để chống đỡ và có xu hướng “bật lên”.
Công tác điều trị :
Ngay khi lợn có dấu hiệu của viêm loét vai, lập tức phải điều trị ngay. Phải nghĩ đến việc cách ly những con lợn đó khỏi chuồng sàn thưa sang chuồng sàn phẳng có đệm rơm dày và được chăm sóc đặc biệt. Như một cách lựa chọn, một miếng đệm bảo vệ có thể được bọc vào vai – một miếng vải dày bọc vào evostick rất có hiệu quả và cho thêm nhiều ổ rơm nếu có thể. Chữa trị bằng thuốc kháng sinh với thuốc chống viêm giảm đau có lẽ là thích hợp.
Hậu quả của việc chữa trị không kịp thời có thể là:
a. Viêm loét nặng dẫn tới nhiễm trùng vào xương.
b. Cắn lẫn nhau, đặc biệt là lợn con dưới 3 tuần tuổi.
c. Ruồi và giòi bọ xâm hại.
Trong tất cả các trường hợp, việc chăm sóc như vậy là không chấp nhận được và có thể dẫn đến lợn bị chết. Những lợn nái bị bệnh nặng không được đem sang giết mổ và do vậy phải gom toàn bộ lợn nái chết của trang trại lại.
Biện pháp phòng bệnh
Để tránh những rủi ro của bệnh viêm loét vai, việc quan trọng là những con lợn phải được đi lại và được chăm sóc đủ điều kiện của cơ thể để có vận động như một miếng đệm trên vai. Tư vấn dinh dưỡng và bác sỹ thú y có thể mang lại lời khuyên về cách tốt nhất cho lợn nái ăn trong suốt cuộc đời của chúng.
Lợn nái phải được cho ăn trong chuồng đẻ – các yếu tố ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng nhận được bao gồm:
- Xác định rõ khẩu phần ăn
- Tính ngon miệng của thức ăn và kích cỡ thức ăn viên
- Số lần cho ăn và lượng thức ăn cung cấp
- Nhiệt độ chuồng nuôi
- Nước uống
- Kiểu máng ăn
Tất cả những vấn đề trên nên được xem xét lại.
Nền chuồng mấp mô là vấn đề trước mắt của sàn chuồng thưa, nó có thể được cải tiến bằng một lớp phủ ngoài phẳng bằng hợp chất hoặc lớp náng nền bằng nhựa mỏng. Bề mặt chuồng mấp mô phải được cạo hết và đổ axit rồi rắc vôi trước khi việc sửa chữa được đảm bảo và vì thế đủ thời gian giữa những lần sát trùng là rất cần thiết. Những thanh kim loại mỏng thô ráp có thể được làm nhẵn bằng một máy mài.
Những sàn bằng nhựa được làm theo mẫu của sàn bằng kim loại nhằm cải thiện độ bền nhưng chúng phải được bảo dưỡng cẩn thận đến từng chi tiết cùng với việc chống đỡ trọng lượng và đối với lợn nái trưởng thành (250 – 300 kg). Để giúp lợn nái này nằm xuống đứng lên, nền chuồng phải chắc chắn – như được sử dụng ở những nền trong bể bơi - xếp hai bên phía sau chuồng sẽ giúp giảm số lần dọn phân ở những khe hở của sàn và rủi ro do việc vệ sinh liên quan đến bệnh tật trong chuồng như lứa đẻ, tiêu chảy, đau khớp… Trái lại, sửa chữa sàn chuồng thô ráp không tốt có thể đồng thời dẫn tới trầy xước da chân lợn con, lại phải điều trị thêm hoặc có thể bị chết.
Chi phí
Rất khó để đưa ra một cái giá phải trả cho bệnh viêm vai ở một đàn gia súc. Việc chọn lọc sớm hay ở trại chết hàng loạt dẫn tới thiệt hại về giá trị của lợn nái vừa như một con giống hay nuôi thịt, nhưng trong trường hợp này chi phí trả cho con vật đó bằng sự chăm sóc bảo vệ thì vượt hơn nhiều những chi phí kinh tế.
Nguồn: Web Viện Chăn nuôi
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...