Người sáng kiến chế biến thức ăn bò sữa từ thân ngô non
Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Sáu tâm sự: trước đây cơ sở sản xuất nhỏ của ông chỉ chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi từ ngô hạt và sắn củ nên chất lượng và hiệu quả không cao, sản phẩm bán chậm. Sau nhiều năm cung cấp nguyên liệu cho một cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi của Hàn Quốc đóng trên địa bàn và chịu khó học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm và tìm hiểu thị trường, cuối năm 2008 ông mạnh dạn bàn bạc với gia đình đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị, thành lập công ty để sản xuất thức ăn chăn nuôi bò sữa theo công nghệ Hàn Quốc.
Chỉ trong 2 tháng cuối năm 2008 công ty Việt Nông Lâm đã chế biến và xuất khẩu được hơn 10.000 tấn thức ăn cho bò sữa sang Hàn Quốc và thị trường châu Âu với giá bình quân từ 80 đến 100 USD/tấn. Theo công nghệ chế biến này thì nguồn nguyên liệu chính là thân và lá cây ngô non sau khi trồng được 70-80 ngày (chưa thu bắp) được cắt sát đất, cho vào máy băm nhuyễn, đem ủ với nước dứa khoảng 1 tuần rồi đóng gói thành phẩm để xuất khẩu. Sản phẩm thức ăn cho bò sữa được sản xuất từ thân cây ngô non có giá trị dinh dưỡng rất cao, chất lượng tốt được các cơ sở chăn nuôi bò sữa trong nước ưa chuộng; một số khách hàng nước ngoài đánh giá cao và thường xuyên ký hợp đồng mua hàng của công ty.
Để có đủ nguyên liệu cho nhà máy sản xuất thường xuyên với công suất 10.000 tấn/tháng, công ty Việt Nông Lâm chủ động ký kết hợp đồng đầu tư trồng 200 ha ngô ở xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, Đồng Nai theo phương thức đầu tư và bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá 750 đồng/kg thân cây ngô tươi tại nhà máy. Theo ông Sáu, với phương thức hợp đồng này nhà máy chủ động được nguyên liệu, nông dân rất phấn khởi vì có nguồn thu nhập cao và ổn định.
Nói về tính hiệu quả, ông Sáu làm một bài tính: Thông thường 1ha ngô, sau 100 ngày mới cho thu hoạch với sản lượng từ 8 đến 10 tấn, trị giá khoảng 25 đến 30 triệu đồng. Nhưng nếu trồng ngô non, bán cho nhà máy, chỉ sau 70-80 ngày đã cho thu hoạch, đỡ tốn công chăm sóc, bảo vệ mà lại có nguồn thu cao hơn. Mỗi ha cho trung bình 40-50 tấn chất xanh sẽ cho thu 30-35 triệu đồng. Một cái lợi nữa của việc trồng ngô non làm nguyên liệu là các hộ nghèo có thể tận dụng đất đai từ bờ sông, bờ suối, những nơi không trồng ngô lấy hạt trong vụ đông xuân được để trồng ngô non bán cho công ty (được hỗ trợ giống, phân bón). Những hộ gia đình có lao động, điều kiện thuận lợi có thể gieo trồng 3-4 vụ ngô nguyên liệu bán cho nhà máy sẽ có nguồn thu lớn hơn, đưa lại giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích canh tác.
Hỏi về đầu ra, ông Sáu cho biết: thị trường xuất khẩu của công ty từ trước tới nay là Hàn Quốc và các nước châu Âu nhưng công ty đang có kế hoạch tiếp tục nghiên cứu cho ra thêm nhiều sản phẩm phục vụ chăn nuôi trong nước theo hướng giá thành hạ, đa dạng hóa sản phẩm như thức ăn cho heo, cho bò thịt, cho dê, gia cầm v.v…
Công ty sẵn sàng liên kết, liên doanh với các cơ sở chăn nuôi và bà con nông dân trong và ngoài tỉnh. Bà con có thể liên hệ trực tiếp với công ty Việt Nông Lâm theo địa chỉ: xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, ĐT: 0613 866436, 0913675261 để ký hợp đồng trồng và bao tiêu sản phẩm.
Theo: Nông Nghiệp Việt Nam
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...