Tăng tỷ lệ sống cho heo con
Yếu tố nhiệt độ: Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của heo. Nhu cầu nhiệt độ của heo tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng, heo sữa giai đoạn 1-7 ngày tuổi cần có nhiệt độ 31-33oC; 8-20 ngày tuổi cần nhiệt độ 30-31oC, heo trên 20 ngày tuổi cần nhiệt độ 20-24oC. Trong mùa đông ở các tỉnh phía Bắc, nhiều ngày giá lạnh, nhiệt độ có thể hạ xuống dưới 10oC ảnh hưởng không tốt đến tỷ lệ sống và khả năng tăng trọng của heo con.
Để chủ động chế độ nhiệt cho heo sơ sinh bà con có thể thiết kế chuồng úm cho heo, cách làm như sau:
Nếu có điều kiện làm chuồng úm cố định, xây gạch xi măng kiên cố ở một góc chuồng cao ráo không bị đọng nước (tận dụng được hai bức tường bên làm chuồng úm), chỉ cần xây một hàng gạch. Chuồng úm có kích thước: 80 x 80 x 80cm, bố trí cửa hình tròn, đường kính 20cm, cao 10cm so với nền chuồng để heo con ra vào được thuận lợi.
Cách làm thuận tiện áp dụng cho heo nái đẻ nhốt lồng là làm chuồng úm di động. Hàn khung sắt phi 8 hay 10 có sơn chống gỉ, kích thước và cửa ra vào thiết kế như phần trên, hoặc khung đóng bằng gỗ xung quanh và trên đỉnh che kín bằng tấm gỗ hay tấm tôn sơn màu. Nền chuồng úm thường xuyên được thay lót bằng cỏ hay rơm rạ cắt ngắn vò mềm khô ráo. Trên đỉnh chuồng úm bố trí bóng điện tròn có công suất khác nhau để sưởi ấm cho heo khi cần thiết. Treo nhiệt kế cách bóng điện 30-40cm để theo dõi nhiệt độ chuồng úm. Khi không cần chống rét, ta cất chuồng úm di động cho rộng diện tích chuồng nuôi.
Nếu không có điều kiện làm chuồng úm cố định và di động như hai cách trên, tối thiểu bà con cũng phải che kín bạt trước cửa chuồng để chống gió mùa đông bắc lùa và phần trên (cách nền chuồng 1,5-1,7m) cũng được che bạt kín, thắp 2-3 bóng điện tròn để giữ nhiệt cho heo con khi gặp giá lạnh, nền chuồng nhất là nơi heo nằm cần giữ thường xuyên khô ráo.
Yếu tố chăm sóc: Tập cho heo con ăn sớm. Heo con 1 đến 4 ngày tuổi dùng sản phẩm Bioprotect- plus (một sản phẩm giàu chất dinh dưỡng cung cấp vitamin và sắt bổ sung đặc hiệu cho heo con) bơm mỗi lần 2ml vào miệng, không cần phải tiêm thêm sắt bổ sung cho heo con trong suốt thời kỳ sinh trưởng về sau. Nếu không có sản phẩm Bioprotect- plus cần tiêm sắt và B.Complex cho heo con 2 lần vào ngày tuổi thứ 3 và thứ 10, mỗi con tiêm 300mg sắt + 4ml B.Complex.
Cho heo nái ăn sản phẩm Vườn sinh thái 30 ngày trước khi đẻ và 30 ngày sau đẻ, cho heo con ăn sản phẩm Vườn sinh thái trộn với cám lúc biết ăn cho đến xuất chuồng. Sản phẩm Vườn sinh thái thành phần có 18 loại acide amin đặc hiệu, đủ các nguyên tố vi lượng, các men tiêu hoá, các vi sinh vật hữu ích hạn chế bệnh tiêu chảy giúp heo tăng trọng nhanh, năng cao sức đề kháng của cơ thể.
Tiêm phòng cho heo con đầy đủ các loại vaccine: Phó thương hàn, suyễn, tả, tụ-dấu, lở mồm long móng… định kỳ theo khuyến cáo của cơ quan thú y.
Theo: http://nhanong.net
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...