Cách xử lý da và lông thỏ kiểu hộ gia đình
Khi
giết thịt và lột da thỏ cần phải buộc hai dây vào hai cổ chân sau và
treo ngược lên, lấy đoạn gỗ tròn đập vào gáy gây choáng rồi chọc tiết.
Khi chọc tiết, tay trái nắm chắc hai tai thỏ lật ngửa đầu về phía trước
và tay phải cầm dao nhọn dài 15 cm, bản rộng 2 cm đâm từ xương mỏ ác
thẳng vào tim ở lồng ngực bên tráI, hơi nghiêng dao cho tiết chảy ra.
Dùng dao cắt quanh da ở hai cổ chân sau (chỗ buộc) rồi rạch thẳng một
đường theo mặt trong đùi đến hậu môn, dùng hai tay lột da từ chỗ cắt
chân sau, kéo qua bụng xuống đầu thỏ như lộn bít tất.
Khi
kéo da tuột xuống đến gần hai chân trước, ta dùng dao cắt bỏ hai cổ
chân trước. Kéo da đến đầu, ta lạI cắt da một vòng quanh cổ rồi kéo tuột
bộ da ra khỏi đầu. Dùng dao, kéo cắt dọc cơ từ hậu môn qua bụng đến
lồng ngực, rồi tách bóc trực tràng cùng toàn bộ phủ tạng ra khỏi khoang
bụng, lồng ngực. Cuối cùng cắt bỏ hai khuỷ chân sau là xong. Thịt thỏ
sau khi lột da xong không cần phải rửa mà dùng vải màn sạch lau khô rồi
chế biến món ăn.
Cách thuộc da thỏ
Trước khi thuộc da cần phải sơ chế và bảo quản tốt. Dùng kéo cắt bỏ những phần da đuôI, đầu còn dính trên bộ da vừa lột. Cắt dọc một đường giữa bụng từ cổ đến đuôI và dọc nốt da hai chân sau để có tấm da vuông vắn. Giặt sạch tấm da đó rồi bóc hết lớp mỡ liên kết dưới da theo đường vòng tròn từ ngoàI vào trong (hình 8). Giặt sạch tấm da đã bóc bằng nước xà phòng, vắt sạch nước rồi cho vào chậu nước dung dịch gồm 25 g phèn chua và 35 g muối/1 lít nước. Sau khi nhào bóp da 3-4 lần cho dung dịch ngấm đều vào da, lông, chải đều, phẳng da thành từng lớp ngập trong dung dịch đó. Mỗi ngày đảo, vắt và chải lại da 3-4 lần. Da được ngâm trong 3-4 ngày mới vớt ra vắt khô nước rồi căng ra phơI trong bóng dâm cho khô dần. Đến khi khô hãn thì xếp vào tủ bảo quản được 3-6 tháng trước khi đưa đi thuộc.
Cách thuộc da đơn giản là ngâm da vào dung dịch gồm 2 lít nước, 50 g phèn chua và 50 g muối, ngâm trong 3-4 ngày, mỗi ngày đảo da 2-3 lần, sau đó vớt ra trải mặt lông lên miếng gỗ phẳng và trát lên mặt da một lớp bột mỳ trộn nhão với lòng đỏ trứng gà và ít dung dịch phèn muối như trên. Hong phơi da trong chỗ mát tới khi da khô thì dùng tay vò, kéo căng làm dãn đều da đến khi mềm nhũn da thì rũ sạch bột hồ và dùng bột thạch cao xoa đều lên mặt da. Dùng giấy giáp đánh nhãn, rũ sạch bụi là thành da thành phẩm.
Theo: http://www.vietnamgateway.org
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...