Mô hình “vỗ béo bò thịt”: Kết quả đã thấy rõ
Tham gia mô hình “vỗ béo bò thịt” từ tháng 4-2009,đàn bò của 22 hộ dân ở xã Xuyên Mộc (huyện Xuyên Mộc) đang béo tốt hơn trước. Mô hình này dự kiến sẽ được nhân rộng để giúp các hộ nghèo phát triển chăn nuôi, cải thiện đời sống.
Ông Ngô Văn Hương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuyên Mộc dẫn chúng tôi đến xem mô hình “vỗ béo bò thịt” của gia đình anh Nguyễn Thành Thật (ở ấp Nhân Hòa, xã Xuyên Mộc), hiện đang “vỗ béo” 5 con bò đực. Đang cắt cỏ cho đàn bò ăn, anh Thật phấn khởi khoe với chúng tôi: “Loại cỏ VO6 này cọng to, mềm, tươi mát nên bò rất khoái. Chúng ăn mạnh hơn rất nhiều so với cỏ voi trước đây. Sau 3 tháng ăn cỏ này, cộng thêm cho ăn cám tăng trưởng, đàn bò của tôi đã mỡ màng, to khỏe hơn trước”.
Tháng 4-2009, gia đình anh Thật được Nhà nước hỗ trợ 14 bó cỏ VO6 (mỗi bó 30kg) và 30kg phân lân, urê, kali để nhân giống nuôi trồng loại cỏ này. Ngoài ra, anh còn được hỗ trợ thêm 10,5 bao cám (mỗi bao 25kg). Bằng sự hỗ trợ ban đầu này, anh trồng 500m2 cỏ. Sau 3 tháng, anh bắt đầu thu hoạch cỏ vừa cắt cho bò ăn vừa tiếp tục nhân giống mở rộng diện tích trồng cỏ thêm 200m2 nữa. Mỗi ngày anh cho bò ăn cỏ từ 2 đến 3 bữa, tùy vào trọng lượng của bò vào ban ngày và 1 bữa vào ban đêm. Ngoài ra, anh Thật chú ý đến việc tăng hàm lượng đạm và dinh dưỡng cho bò bằng cám. Anh pha cám với nước cho bò uống mỗi ngày 3 lần vào mùa nắng, còn vào mùa mưa thì giảm xuống còn 2 lần.
Khi chưa tham gia mô hình “vỗ béo”, mỗi năm anh Thật thu lãi 20 triệu đồng từ đàn bò. Số tiền này chỉ đủ để anh trang trải chi phí sinh hoạt gia đình và xoay vòng vốn tiếp tục chăn nuôi chứ không có dư để anh phát triển thêm đàn bò. Anh chia sẻ: “Khoảng giữa tháng 12 là tôi cho bò xuất chuồng. Năm này nhờ được hỗ trợ nhà nước, bò tăng cân hơn, tôi mong rằng sẽ bán bò được giá cao hơn. Sang năm tôi có thể phát triển đàn bò lên được 7 con”.
Ông Ngô Văn Hương cho biết, ngoài gia đình anh Nguyễn Thành Thật, toàn xã Xuyên Mộc còn có 21 hộ gia đình khác được chọn tham gia mô hình “vỗ béo bò thịt”. Tiêu chí lựa chọn là mỗi hộ phải có từ 5 còn bò đực trở lên và có đất trồng cỏ. Những hộ gia đình này được tập huấn các lớp kỹ thuật vỗ béo bò thịt, phương pháp nuôi bò phát triển nhanh và có hiệu quả. Khi đã được cung cấp kiến thức mới, mỗi hộ được Nhà nước hỗ trợ cám, cỏ giống VO6 và phân bón, tổng trị giá 3 triệu đồng. “Sau khi các hộ điển hình thực hiện trên địa bàn xã. Họ có thể hỗ trợ giống cỏ, kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi cho nhữnghộ thành
công mô hình “vỗ béo bò thịt”, chúng tôi sẽ vận động họ giúp đỡ những hộ nghèo nghèo. Đây cũng là một trong những giải pháp hiệu quả để giúp người dân xã tôi được thoát nghèo” - ông Ngô Văn Hương, bày tỏ.
Nguồn Stp.vn
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...