Vắc xin chủng ngừa thay thế cho việc thiến heo đực
Thông thường, heo đực (không đủ tiêu chuẩn làm giống) thì cần phải thiến khi được giữ lại nuôi thịt. Tuy nhiên, gần đây các nhà chuyên môn cho thấy, heo đực (không đủ tiêu chuẩn làm giống) khi nuôi thịt cũng không cần phải thiến mà chỉ cần chích một loại vác xin và không hề có các ảnh hưởng xấu tới quầy thịt của heo. Loại vác xin trên do hãng Pfizer sản xuất đã được áp dụng tại một số nưóc trên thế giới.
Ngành chăn nuôi heo châu Âu được dự báo sẽ có 1 loại vác xin giúp ngăn chặn ảnh hưởng tới chất lượng quầy thịt ở những heo đực không được thiến trong thời gian nuôi thịt. Theo kết quả ghi nhận lợi tức từ một trại chăn nuôi heo đã sử dụng vác xin trên những heo đực không thiến, vác xin giúp heo đực tránh được những ảnh hưởng có hại tới chất lượng quầy thịt. Việc sử dụng vác xin này có thể thực hiện tại những cơ sở chăn nuôi heo của liên hiệp Châu Âu và Mỹ trong thời gian tới. Dự báo trên được đưa ra từ một công ty dược phẩm thú y đã thực hiện chủng ngừa vác xin trên tại 12 nước trên thế giới.
Cơ sở khoa học của việc chủng ngừa vác xin: là kích thích hệ thống miễn dịch của heo. Theo thông báo của hãng Pfizer, tại Thụy Sĩ, nước đầu tiên ở châu Âu đăng ký sử dụng vác xin, sản phẩm này sử dụng hệ thống miễn dịch của heo để phong tỏa chức năng của dịch hoàn giúp làm giảm mức độ ảnh hưởng xấu tới chất lượng quầy thịt của heo đực. Việc sử dụng vác xin trên heo đực được công bố là tăng độ ngon của thịt heo cũng như giảm tiêu tốn thức ăn (FCR) so với những con heo bị thiến. Theo ông Jim Allis, giám đốc kỹ thuật của hãng dược phẩm Pfizer tại hội nghị giới thiệu việc sử dụng vác xin trên heo tại Zurich, Thuỵ Sĩ việc sử dụng vác xin đã nâng cao chất lượng thịt heo. Ngoài ra cũng theo hãng Pfizer, việc sử dụng vác xin trên heo đực xét về mặt thực tế cũng như về vấn đề bảo vệ thú vật thì không cần thiến heo đực trong thời gian nuôi thịt cũng được cả nhà chăn nuôi, người bán lẻ và người tiêu thụ ủng hộ.
Thực ra, việc mở rộng sử dụng một loại vác xin mới yêu cầu từ công ty sản xuất vác xin, người bán lẻ, người tiêu thụ có một kế hoạch quảng bá trong thời gian đầu. Ông Stephan Martin, Giám đốc tiếp thị của ngành sản xuất heo Châu Âu, Châu Phi đã khuyến cáo nhà chăn nuôi heo về việc cần nâng cao năng suất chăn nuôi heo cũng như chất lượng quầy thịt heo khi tiêu thụ. Việc tăng lợi tức chăn nuôi và chất lượng quầy thịt được khuyến cáo bằng việc sử dụng vác xin chủng ngừa cho heo đực hơn là thiến heo đực làm ảnh hưởng tới chất lượng quầy thịt.
Về phía gia súc và người tiêu thụ: Ông Martin giải thích rằng, những tranh luận về vấn đề này để thuyết phục những người bán lẻ, người tiêu thụ cũng như người sản xuất và các cố vấn của họ để làm sáng tỏ việc chủng ngừa heo đực cho vị ngon của thịt heo cũng như lợi tức chăn nuôi tăng lên nhờ giúp loại bỏ việc thiến heo đực. Ông cho biết việc chủng ngừa thay cho việc thiến heo đực không những làm tăng mùi vị ngon của thịt heo so với heo đực thiến mà còn làm giảm tiêu tốn thức ăn trên một kg tăng trọng, tỷ lệ nạc cao hơn cũng như một số đặc tính khác của heo đực chưa bị thiến.
Việc bán vác xin tại những nưóc đã sử dụng vác xin như Braxin thì được xem xét về khía cạnh lợi ích của sản phẩm đem lại sự an toàn cho sức khỏe người tiêu thụ. Tại một số nước khác, người tiêu thụ thích ăn thịt của heo đực được chích vác xin hơn là heo đực bị thiến. Hơn nữa, các nhà chăn nuôi nhận thấy những heo đực đã được chủng ngừa vác xin dễ quản lý (dễ nuôi) hơn ở cuối giai đoạn vỗ béo vì vác xin đã làm giảm lượng kích tố đực testosterone trong máu và hạn chế tính dục, tính hăng của heo đực.
Tuy vậy, một vấn được quan tâm là giá cả của thịt heo đực được chủng ngừa vác xin. Các nhà quản lý của các cơ sở giết mổ heo cho biết giá cả thịt heo có thể tăng lên vì thêm chi phí cho việc kiểm tra thịt những heo đực chưa thiến.
Nguồn: Nongnghiep.vn
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...