Bệnh sẩy thai ở heo
Abortion hay embryo loss là thuật ngữ chuyên môn nói về bệnh sẩy thai ở heo. Đây là căn bệnh thường diễn ra ngay sau khi thụ thai hoặc khi đang mang thai nhưng lại ít được quan tâm, tỷ lệ sẩy thai khoảng 2% nhưng cũng có thể tăng lên tới 20% nên tổn thất về mặt kinh tế rất lớn.
1. Ba giai đoạn thường gặp
- Trong giai đoạn thụ thai đến khi bám chắc được vào thành dạ con.
- Trong giai đoạn bám vào thành dạ con sau 14 ngày thụ thai đến khi được 35 ngày tuổi.
- Giai đoạn thuần thục của bào thai, điều này có nghĩa là sẩy thai có thể xảy ra bất kỳ khi nào, sau 14 ngày thụ thai cho đến hết giai đoạn 110 ngày mang thai ở heo.
Theo số liệu thống kê thì rủi ro sẩy thai ở heo còn có những nguyên nhân sau:
- Do tuổi thọ và sức khoẻ của heo bố, mẹ
- Nhiệt độ chuồng trại quá nóng.
- Tiết dịch, máu qua đường âm đạo.
- Sự què quặt sức khoẻ quá yếu của bào thai.
- Heo mẹ hay mắc chứng viêm bầu vú, ít sữa, vú hay bị viêm nhiễm, sưng.
- Có tiền sử hay bị sẩy thai, con bị chết lưu hoặc chết sau khi sinh.
- Điều kiện chăn nuôi ăn uống kém.
- Heo mẹ bị sa ruột, sa âm đạo.
- Heo mẹ hung dữ.
2. Triệu chứng thường gặp
- Sẩy thai thường có hình hài hoặc không có hình hài bào thai.
- Ra nhiều dịch, máu ở âm đạo.
- Heo mẹ bị ốm hoặc cũng có khi bình thường.
- Mắc bệnh đặc biệt ảnh hưởng đến sức khoẻ.
3. Nguyên nhân gây bệnh
- Nguyên nhân do viêm nhiễm là do heo mắc bệnh Aujeszky, virus cúm heo, bệnh “tai xanh”, viêm nhiễm Leptospira, viêm nhiễm khuẩn E.Coli, Klehsiella, Streptococci và Pseudomonas, bệnh ký sinh trùng, mắc bệnh viêm bọng đái, bệnh thận.
- Nguyên nhân phi viêm nhiễm: Vô sinh theo thời vụ, thiếu ánh sáng, nhiệt độ chuồng trại, lạnh, khát, không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, ăn uống đơn điệu, stress, ít được tiếp xúc với heo đực, phải uống vacxin heo bị què quặt và vệ sinh chuồng trại không đảm bảo.
4. Chẩn đoán
Ngay sau khi heo bị sẩy thai, mang ngay thai này đi xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây viêm nhiễm do virus hoặc do khuẩn, đồng thời tiến hành kiểm tra tiền sử của heo và nghiên cứu các yếu tố độc hại do môi trường, thức ăn gây ra.
Danh mục cần kiểm tra:
- Mức độ sẩy thai nếu trên 1,5% thì cần phải can thiệp.
- Kiểm tra heo ốm, mắc bệnh.
- Trường hợp heo khoẻ không bị viêm nhiễm thì do các nguyên nhân khác.
- Nguy cơ mắc hội chứng sẩy thai theo mùa, đây là hiện tượng thường xảy ra vào mùa thu.
- Nguy cơ sẩy thai do môi trường, trường hợp này chỉ xảy ra ở một con trong cả trang trại lớn.
- Heo sẩy thai có hình hài. Nguyên nhân do viêm nhiễm.
- Heo mẹ trong trạng thái khô ráo. Nguyên nhân do môi trường.
- Heo mẹ trong trạng thái thiếu năng lượng. Nguyên nhân do môi trường.
- Heo mẹ không đủ thức ăn, kiểm tra thức ăn và cung cấp đầy đủ đồ ăn thức uống.
- Sẩy thai do chuồng trại quá tối, cần điều chỉnh lại ánh sáng cho thích hợp.
- Kiểm tra xem heo mẹ có mắc bệnh hay không, có bị stress hay không.
- Nên cho heo mẹ thụ thai theo đúng lịch quy định, nếu quá giai đoạn thụ thao cũng không tốt và có thể làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai ở heo mẹ.
Theo NNVN
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...