Bệnh loét da quăn tai ở trâu bò
Sau khi khỏi bệnh con vật mang nhiều di chứng nặng như mù mắt, viêm đường ruột mãn tính, gầy yếu... không dùng vào cày kéo được.
Trong thú y chưa có thuốc đặc trị, cũng chưa có vaccin có hiệu quả, thường người ta chủ trương giết thịt, nếu bệnh nhẹ hoặc chôn bỏ nếu bệnh nặng tránh lây lan cho người ăn thịt.
- Phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh, chăm sóc, tiêu độc đối với trâu bò bệnh và môi trường.
- Triệu chứng bộ phận:
+ Mắt: Sưng đỏ có mủ gây mù.
+ Mũi: Thở dốc, thở ngáy, chảy nước trong rồi đặc lại hóa mủ, thối, có khi có máu.
+ Miệng: Lưỡi loét rất đau, chảy dãi nhiều.
+ Phân: Lúc đầu táo bón, khi chuyển tả thì chết. Đái ít, có máu mủ.
+ Da: Mụn loét, hoại tử, da rụng từng mảng, tai nhiều sẹo và quăn queo. Sốt cao từng cơ, run rẩy.
+ Thần kinh: Chân nhấc lên bỏ xuống rồi liệt hai chân sau, con vật ủ rũ, co giật, động kinh, điên.
- Phân biệt:
+ Da: Bò loét da quắn tai, loét hoại tử rụng từng mảng, tai đầy sẹo quăn queo, động kinh. Bò nhiệt thán, có ung thư ở cổ, mông, ngực, không loét, da và có nhiều mồ hôi, nghiến răng gục đầu. Bò lở mồm long móng, da có nhiều mụn mủ, móng chân sưng đau, bốn chân như giã gạo. Điều trị
- Đặc điểm bệnh: Virus gây hoại tử thượng bì viêm mạc nhiều cơ quan, viêm mủ mắt gây mù lòa, đường hô hấp từ mũi đến phổi, lở loét, viêm ruột mãn tính, da rụng từng mảng đầy sẹo.... Trong thú y chưa có thuốc đặc trị, con vật khỏi bệnh đều bị di chứng nặng không còn khả năng cày kéo. Thuốc đông y dùng sớm khi bệnh mới phát, điều trị tấn công mạnh, có thể ức chế virus ngăn bệnh tiến triển....
- Chữa bệnh: 1. Rễ vông vang 16g, dã hòa 20g, đình lịch tử 16g, xuyên tâm liên 30g, câu đằng 20g-sắc kỹ 2 nước, cho uống/cho 1 bò lớn hay bò nhỡ. Tác dụng: ức chế virus, hạ sốt, chống viêm mũi-phổ-ruột-, tiết niệu, trợ thần kinh. 2. Hoàng cầm 20g, huyền sâm 30g, sinh địa 20g, hoàng kỳ 20g, xuyên khung 16g, cam thảo 16g-sắc kỹ cho uống. 3. Địa cốt bì 20g, tang bạch bì 20g, sinh bạch thược 30g, uất kim 20g, phục thần 16g-sắc kỹ cho uống. 4. Thanh cao 30g, tri mẫu 16g, cát cánh 16g, đan bí 16g, kim ngân 20g, cẩu tích 16g-sắc kỹ cho uống. 5. Hoàng liên 30g, hoàng cúc 12g, khổ sâm 20g, đan sâm 20g, diên hồ sách 20g-sắc kỹ cho uống. - Phối hợp dùng thuốc hóa dược: Nhỏ mũi bằng nước uống sắc trên đây. - Bôi các vết loét ngoài da: Bột lưu huỳnh 100g-nấu tan chảy, thêm bột kim ngân 40g-trộn đều, bôi 2-3 lần/ngày. Nhỏ mắt: Gentamycin-Dexamethason. Tiêm bắp: Chloramphenicol-Analgin... Theo hướng dẫn của thú y.
Theo Agriviet
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...