BỆNH TAI XANH Ở HEO: Nhận biết và phòng tránh

Thời gian gần đây, các loại bệnh ở heo đang có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại lớn cho các hộ chăn nuôi, trong đó có bệnh tai xanh.

Bệnh tai xanh được phát hiện lần đầu tiên tại Mỹ hồi giữa thập niên 80 ở thế kỷ trước, ban đầu được người

1nhan.jpg

Triệu chứng heo tai xanh rất dễ nhận biết.

ta gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Hội chứng hô hấp và vô sinh ở heo (SIRS), Bệnh bí ẩn ở heo (MDS) và từ năm 1992 gọi bằng cái tên chính thức là Hội chứng hô hấp và sinh sản ở heo, viết tắt là PRRS (Porcine Reprodutive & Respiratory).

Bệnh tai xanh (PRRS) là do loại virus có tên là Arterivirus được phát hiện thấy năm 1991. Virus này rất hợp với đại thực bào đặc biệt là đại thực bào hoạt động ở vùng phổi. Thông thường, đại thực bào (macrophages) làm nhiệm vụ tấn công tiêu diệt tất cả các loại virus thâm nhập vào cơ thể. Các loại virus tìm thấy trong phổi có tên là Alveolar macrophages, riêng virus PRRS nó có thể gia tăng trong đại thực bào, sau đó phá hủy và giết chết đại thực bào (mức độ có thể lên tới 40%) một khi xuất hiện trong đàn heo chúng sẽ phát triển âm thầm, làm giảm chức năng hệ miễn dịch, làm cho các bệnh khác đồng hành phát triển.

Khi virus thâm nhập vào đàn heo giống, các dấu hiệu lâm sàng thường thấy trong tháng đầu tiên như:

- Đối với heo nái cạn sữa: Chỉ trong thời gian ngắn từ 7- 14 ngày, có khoảng 10-15% số heo nái biếng ăn, nhiệt độ cơ thể tăng 39- 40oC; sẩy thai thường vào giai đoạn cuối ở mức 1- 6%, đây là dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất; tai chuyển sang màu xanh (khoảng 20%), chính vì vậy mà người ta mới gọi là bệnh tai xanh (Blue ear disease). Trong vòng 4 tuần đầu, có khoảng 10- 15% số heo nái đẻ non;  xuất hiện hiện tượng động đực giả trong vòng 21- 35 ngày sau khi thụ tinh; đình dục hoặc chậm động đực trở lại sau khi sinh; Xuất hiện dấu hiệu ho và mắc bệnh về đường hô hấp.

- Heo nái khi đẻ và nuôi con trong tháng đầu mắc bệnh: Biếng ăn, lười uống nước, mất sữa viêm vú, đẻ non khoảng 2-3 ngày; da biến màu, lờ đờ, hôn mê; thai chết (10- 15%) sau 3- 4 tuần mang thai; thai chết khi sinh lên tới 30%; heo con khi sinh yếu ớt, dấu hiệu mắc bệnh hô hấp, tai chuyển sang màu xanh (dưới 5%). Giai đoạn cấp tính có thể kéo dài tới 6 tuần trong đàn, tỷ lệ đẻ non tăng. Nếu bình phục thì giai đoạn phối heo sinh sản có thể kéo dài từ 4- 8 tháng, ngoài ra, virus PRRS còn ảnh hưởng lâu dài đến việc sinh sản sau này của heo.

- Đối với heo con: Mắc bệnh tiêu chảy, thể trạng yếu, không bú được; da phồng rộp, đường hô hấp bị viêm nhiễm nặng, chân choãi đi đứng không vững.

- Đối với heo đực giống: Thường có dấu hiệu biếng ăn, thân nhiệt tăng, bất lực, ho, viêm phổi, đờ đẫn hôn mê, mất hứng tình dục, tinh dịch giảm, chất lượng tinh dịch kém, heo con sinh ra yếu ớt.

Các yếu tố gây lan truyền bệnh như: Bệnh truyền từ heo già đã mắc bệnh sang heo con; qua chất tiết cơ thể, nước bọt, phân, nước tiểu; qua đường vận chuyển heo đã mắc bệnh; qua con đường không khí trong khoảng cách tới 3km; heo già thường bài tiết virus trong giai đoạn ngắn (2 tuần) trong khi heo đang lớn có thời gian bài tiết từ 1- 2 tháng; thông qua các phương tiện vận chuyển chăn nuôi; đường thụ tinh nhân tạo; đường gia cầm.

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và bệnh tình, người ta có thể dùng các phương pháp thử: IFA, ELISA, PCR trong phòng thí nghiệm.

Là căn bệnh bí ẩn nên bệnh tai xanh đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, mới điều trị triệu chứng, dùng thuốc tăng cường sức đề kháng để ngăn chặn bệnh là chính. Bởi vậy, việc phòng bệnh đóng một vai trò quan trọng, như vệ sinh chuồng trại, giữ ấm mùa đông, thoáng mát mùa hè, ăn uống hợp lý, tăng cường chế độ dinh dưỡng, mua heo giống phải đảm bảo khỏe mạnh, tiêm phòng bệnh tai xanh, tiêu hủy và chấp hành nghiêm túc các quy định về chăn nuôi, phòng bệnh khi dịch bệnh bùng phát.

Theo www.baovinhlong.com.vn