Kinh nghiệm nuôi heo rừng lai
Heo rừng lai đang là vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao nên ở nhiều địa phương, người dân quan tâm. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm nuôi heo rừng lai để bà con áp dụng.
Xây dựng chuồng trại
Chuồng rộng khoảng 4m2, có cửa cách ly với đàn khi heo nái sinh sản, có mái che. Không nên tráng xi măng nền chuồng mà để nguyên nền đất. Nên để một khoảng đất trống có rào lưới B40 để thả heo con. Trong khoảng đất đó nên trồng một số cây như mít, tre.. để tạo bóng mát.
Chuồng nên xây trên đất cao ráo, dễ thoát nước. Sử dụng nguồn nước sạch cho heo uống.
Kỹ thuật nuôi
Thức ăn: Chủ yếu là thực vật, không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng vì nó làm chất lượng thịt của heo rừng biến đổi, gây bệnh tiêu chảy.
Thức ăn thô: Cây - bẹ chuối, rau muống, rau cải, các loại cỏ, quả xanh.
Thức ăn tinh: Cám, gạo, ngô, đậu, khoai, sắn...
Khẩu phần: Mỗi ngày cho ăn 2 bữa chính (sáng và chiều, thức ăn chủ yếu là cám gạo hoặc cám tổng hợp), buổi trưa cho ăn thêm rau, cỏ, củ, quả.
Thường xuyên thay nước sạch cho heo uống nhằm phòng ngừa bệnh đường ruột.
Heo sinh sản: Thời gian mang thai 3 tháng, 3 tuần, 4 ngày. Khi gần đẻ, heo nái thường có biểu hiện cắn ổ, tha cỏ, rơm rác. Nên nhốt riêng heo mẹ khi chúng gần sinh để tiện chăm sóc. Heo mang thai lứa đầu đẻ 3 - 5 con, lứa thứ hai 5 - 8 con. Heo mới sinh có trọng lượng 700- 1.200g.
Heo con tách đàn: Heo con từ 45 đến 60 ngày tuổi có thể tách đàn. Khi tách mẹ, chuồng trại cho heo con cần phải khô ráo, ấm áp vào ban đêm (nên để thêm cỏ khô, rơm).
Lên giống: Heo nái động dục có trọng lượng 30 - 35kg. Sau khi tách heo con, 7-10 ngày sau heo mẹ có thể lên giống trở lại. Nếu heo nái mang thai, 3 tuần sau khi lên giống sẽ không còn biểu hiện động dục.
Trị bệnh
Bệnh tiêu hóa: Dùng các loại thuốc trị bệnh đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy của heo nhà cho uống và chích ngừa. Dùng 5-10kg rau dừa dại cho heo ăn hoặc có thể bổ sung thức ăn, thức uống đắng chát như lá - quả ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa...
Chấn thương cơ học: Nếu chỉ chấn thương nhẹ thì rửa sạch vết thương và bôi thuốc sát trùng. Chấn thương lớn thì rửa sạch, sát trùng trước khi khâu, chích kháng sinh tổng hợp như Amicyline, Tetracyline.
Sưng phổi: Điều trị bằng kháng sinh tổng hợp.
Táo bón: Có thể cho uống thuốc hoặc ăn thức ăn nhuận tràng.
Ký sinh trùng đường ruột: Thường xuyên tẩy sán, giun cho heo.
Ký sinh trùng ngoài da: Có thể dùng thuốc sát trùng bôi, xịt. Định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại và môi trường xung quanh.
Theo NNVN
|
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...