Các phương pháp chẩn đoán sự mang thai ở bò
1. Chẩn đoán lâm sàng
1.1 Phương pháp chẩn đoán bên ngoài
Khi quan sát bên ngoài, cần chú ý vào thành bụng để phát hiện sự máy động của bào thai. Xác định hiện tượng phù thủng ở tứ chi và ở phía dưới thành bụng.
Trường hợp bò có thai ở thời kỳ thứ hai thì quan sát vào chỗ lõm bên dưới thành bụng phía phải sẽ phát hiện tính chất mất đối xứng của chúng. Nếu quan sát phía sau bò thì thấy vòng cung rõ được nổi lên thành bụng.
Phương pháp sờ nắn : Dùng nắm tay ấn vào phía bụng bên phải, ở chỗ lõm phía dưới thành bụng. Trường hợp thành bụng không quá dày thì có thể phát hiện được đầu và cổ của bào thai. Phương pháp sờ nắn thường được áp dụng vào thời gian sáng sớm, khi vật chưa ăn uống. Nên tiến hành chẩn đoán một vài lần mới có thể kết luận chính xác.
Phương pháp gõ nghe : Vị trí nghe tim thai cũng như vị trí sờ nắn ở trên. Nghe tim thai chỉ có thể áp dụng trong các trường hợp: khi bào thai nằm dọc theo phía lưng hay phía hông thành bụng của bò mẹ và khi ở giữa bào thai với thành tử cung có những màng thai không quá dày.
Trong những trường hợp khác như thai quá ít ngày, thành tử cung quá dày, các màng thai quá dày và dịch thai nhiều thì không thể nghe được tim thai. Nghe tim thai thường áp dụng cho bào thai từ tháng thứ 6 trở đi.
1.2 Phương pháp chẩn đoán qua âm đạo
Phương pháp này chủ yếu là quan sát, xác định đặc điểm, tính chất, trạng thái niêm mạc âm đạo, miệng ngoài cổ tử cung và niêm dịch âm đạo.
Trường hợp bò có thai ở tháng thứ nhất thì kích thước cổ tử cung không lớn lắm, có dạng hình chóp, lòng cổ tử cung không được đóng kín, lượng niêm dịch ít, đặc. Niêm mạc âm đạo nhợt nhạt, khô và không có ánh.
Bò có thai tháng thứ 2 thì lòng cổ tử cung đóng kín, có dạng như nút chai, niêm mạc âm đạo tiết ra nhiều dịch nhờn.
Có thai cuối tháng thứ 4 thì cổ tử cung và thành âm đạo tiết ra dịch màu trắng đục và số lượng niêm dịch tăng dần theo tuổi thai. Quan sát niêm mạc âm đạo có hình dạng như nhung, những tế bào niêm mạc âm đạo được phát triển mạnh.
Bào thai cuối tháng thứ 7, đầu tháng thứ 8 thì niêm dịch được tiết ra rất nhiều. Trong trường hợp bò không có thai thì niêm mạc âm đạo có màu hồng, ẩm ướt, bóng loáng, lượng niêm dịch rất ít và có màu trong suốt hay hơi đục, lòng cổ tử cung không có dạng hình chai.
1.3 Phương pháp chẩn đoán qua trực tràng
Có thể áp dụng chẩn đoán sớm có thai, bắt đầu 4 - 5 tuần sau khi cho bò phối giống. Phương pháp này áp dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất và là phương pháp chủ yếu để chẩn đoán sự có thai ở gia súc lớn.
Phương pháp này là phát hiện sự thay đổi về hình thái, đặc điểm, tính chất và vị trí các bộ phận: buồng trứng, các phần tử cung, rãnh giữa tử cung, động mạch tử cung, thai và nhau thai… phương pháp này còn có thể xác định tình trạng khác nhau của cơ quan sinh dục và của bào thai
2. Chẩn đoán phi lâm sàng
2.1 Phương pháp siêu âm
Có nhiều loại máy siêu âm khác nhau được dùng nhưng phổ biến nhất ngày nay là loại máy B-mode real-time. Loại máy này cho âm thanh và hình ảnh thực của bào thai.
Tần số 3.5-7.5 MHz, với tần số cao hơn có thể quan sát được chi tiết hơn.
Siêu âm bên ngoài : Đây là loại máy cũ sử dụng tần số 3.5 MHz. Độ chính xác của máy 97%, nhưng trong thực tế có một số trường hợp chẩn đoán dương tính giả.
Nhược điểm loại máy M-mode là không thể xác lập thời kỳ mang thai.
Siêu âm bên trong : Chẩn đoán sự mang thai 12 - 14 ngày sau khi phối giống, trung bình 28 ngày. Có thể xác định được số bào thai và tình trạng của bào thai cũng như tuổi thai và giới tính (ngày thứ 55 - 56 của thai kỳ).
2.2 Phương pháp định lượng progesterone trong sữa
Kiểm tra này dựa trên việc nồng độ progesterone trong sữa cao sau phối giống 21 - 24 ngày. Nồng độ progesterone trong máu và nồng độ progesterone trong sữa là như nhau
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...