Thức ăn cho bò
Thức ăn thô và thức ăn tinh
Con người dù có thể bay lên đến cung trăng nhưng vẫn không có được một khả năng siêu phàm của loài bò và các loài ăn cỏ khác. Đó là khả năng tăng trưởng phát triển, sinh sản mạnh mẽ và đặc biệt là sản xuất ra sữa giàu chất dinh dưỡng chỉ bằng loại thức ăn rất đơn giản: cỏ.
Bí mật của loài bò chính ở đặc điểm dạ dày có đến 4 túi (trong khi con người chỉ có một), trong đó quan trọng nhất là DẠ CỎ. Đây là phần cơ quan nội tạng có kích thước lớn nhất trong cơ thể bò. Nơi này có thể xem như một nhà máy tổng hợp, chế biến thức ăn đạt hiệu quả gần như tuyệt đối. Nguồn “nguyên liệu” cho nhà máy này là thức ăn mà bò ăn vào và “sản phẩm” của “nhà máy” là nguồn dinh dưỡng cho chính cơ thể bò được tạo ra từ dạ cỏ và cuối cùng là sản phẩm của bò sữa: sữa, thịt và bê con.
Thức ăn mà bò sử dụng được các nhà chăn nuôi chia làm 2 nhóm: thức ăn thô và thức ăn tinh. Những loại thức ăn thô phổ biến có thể kể như: cỏ tươi, cỏ khô, rơm… Tuy nhiên các loại cỏ khô, rơm, rạ… chỉ dành cho các giống bò ta nuôi thịt, cày kéo… Còn bò sữa nên được ăn các loại cỏ xịn hơn, cỏ có “nguồn gốc ngoại nhập” như cỏ Alfafa, cỏ Paspalum, cỏ Mulato… Ngoài ra còn có loại thức ăn ủ chua làm từ các loại cỏ tươi hoặc cây bắp, được để lên men thơm ngon, rất giàu dinh dưỡng và vitamin nhóm B do có sự tham gia của vi khuẩn lên men.
Nhóm thức ăn tinh, hay còn gọi là thức ăn bổ sung gồm có cám hỗn hợp, bã hèm bia, xác mì, các loại củ quả… Những loại này đều có chung đặc điểm là… đắt tiền hơn cỏ nhưng dĩ nhiên là “tiền nào của nấy”. Thức ăn tinh giàu chất đạm và năng lượng, bổ sung đầy đủ những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho bò sữa. Tuy nhiên, lượng thức ăn tinh cần được tính tóan cẩn thận không thiếu, cũng không thừa, nếu không muốn… túi tiền của người chăn nuôi vơi đi một cách không cần thiết và bò dễ mắc các chứng bệnh đường tiêu hóa vì thiếu cỏ tươi.
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho bò
Từ năm 1996, FrieslandCampina VN (với các nhãn hiệu nổi tiếng như Cô Gái Hà Lan, YoMost, Friso, Fristi…) đã thực hiện việc ký hợp đồng thu mua sữa trực tiếp với các hộ nông dân và tiến hành chương trình Phát triển ngành sữa nhằm giúp nông dân chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững. Trong gần 15 năm qua, công ty đã đầu tư hơn 10 triệu đôla cho các hoạt động: xây dựng 4 trung tâm làm lạnh, 41 điểm thu mua, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng đội ngũ khuyến nông với hơn 70 người để hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi bò. Ngoài ra, chương trình luôn khuyến khích người nông dân xản xuất sữa chất lượng tốt thông qua chính sách trả tiền theo chất lượng sữa. |
Trong các loại thức ăn của bò, dù là loại thức ăn tinh (cám, bắp…) hay thức ăn thô (cỏ xanh, cỏ khô, rơm…) cũng đều có các thành phần cơ bản giống nhau, bao gồm các chất như: nước, chất hữu cơ (đạm, đường/chất xơ, béo, vitamin…), chất vô cơ (khoáng). Tuy nhiên tỷ lệ của chúng trong các loại này rất khác nhau. Thức ăn thô chứa nhiều chất xơ trong khi thức ăn tinh giàu các chất bột/đường, béo và đạm. Thành phần thức ăn của bò thường phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như thành phần thức ăn cho con người. Tuy nhiên điều tạo nên “sự khác biệt” của loài bò chính là khả năng biến đạm vô cơ thành đạm hữu cơ trong khi con người chúng ta không có khả năng này. “Cho bò ăn chính là cho vi sinh vật dạ cỏ ăn”, vi khuẩn và những sinh vật đơn bào khác (Protozoa) có trong dạ cỏ sử dụng các chất đạm vô cơ để tồn tại. Khi chết đi, bản thân chúng lại chính là nguồn cung cấp chất đạm hữu cơ cho bò.
Loại “thức ăn” mà bò sữa cần rất lớn so với bò không cho sữa đó là nước uống. Điều này cũng dễ hiểu vì thành phần nước có trong sữa bò chiếm đến 87,5%. Như vậy bò sản xuất càng nhiều sữa, nhu cầu về lượng nước uống vào sẽ càng cao. Một bò cạn sữa nhu cầu nước mỗi ngày chỉ từ 40 – 70 lít/con trong khi một bò đang vắt sữa với sản lượng 20 kg/ngày cần đến 200 lít nước/ ngày. Cần lưu ý rằng nước uống cung cấp cho bò phải sạch và bò cần được uống tự do.
Theo: www.nongnghiep.vn
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...