Tổ chức công việc cho trại heo
Không những thế việc quản lý đàn heo còn có quan hệ tới việc xác định qui mô, cơ cấu đàn, tỷ lệ đực/cái thích hợp, tỷ lệ chọn lọc và loại thải, phương pháp chu chuyển (kế hoạch sản xuất) một cách thích hợp và thuận lợi cho các điều kiện chăn nuôi của họ, các hoạt động quản lý sức khỏe và dịch bệnh.
1. Xác lập quy mô và cơ cấu đàn
Xác lập qui mô đàn là xác định số đầu heo cần nuôi trong một cơ sở sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời đảm bảo cân đối giữa yêu cầu của đàn heo và khả năng đáp ứng của cơ sở về tài chính, giống, thức ăn, chuồng trại, cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực quản lý của cơ sở đó. trên cũng có thể hiểu là số đầu heo sau khi cai sữa có mặt thường xuyên trong 1 cơ sở chăn nuôi. Nếu ở cơ sở sản xuất giống thì chúng là số heo nái sinh sản và đực giống. Ở cơ sở chăn nuôi tổng hợp bao gồm heo nái sinh sản, đực giống, heo con sau cai sữa là heo thịt. Có thể tham khảo đề xuất các qui mô đàn trong chăn nuôi heo công nghiệp. Tuy nhiên khi xây dựng qui mô người chăn nuôi cần xem xét các điều kiện liên quan.
Quy mô lớn 200 - 500 nái
1000 - 2000 lợn thịt
Quy mô vừa 50 - 100 nái
500 - 1000 lợn thịt
Quy mô nhỏ 30 - 50 nái
100 - 300 lợn thịt
Những căn cứ để xác lập quy mô đàn:
- Khả năng tài chính
- Nhiệm vụ, phương hướng của kế hoạch sản xuất. Nhu cầu thị trường và các chỉ tiêu của nhà nước giao cho (nếu có). Bao gồm heo thịt, heo con giống xuất bán, phân cho cây trồng hay các mục đích khác.
- Trình độ quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở chăn nuôi.
- Cơ sở chuồng trại - Lao động
- Kinh doanh
2. Các hệ thống chăn nuôi heo ở nước ta
Thật là khó khăn để làm rõ ranh giới của các hệ thống chăn nuôi heo cho việc quản lý đàn heo ở các hệ thống chăn nuôi rất khác nhau. Theo mỗi một nước, người chăn nuôi có thể xác định phương pháp quản lý theo cách riêng của họ. Tuy nhiên việc xác định qui mô, cơ cấu đàn và từng hệ thống chăn nuôi ở trong một phạm vi không gian nhất định nào đó là cần thiết và cũng chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động và có sự tác động lẫn nhau đến kết quả sản xuất của họ.
- Hệ thống chăn nuôi heo bán công nghiệp
Quy mô đàn heo khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Chẳng hạn như quy mô đàn ở Philippines từ 25 - 50 nái, ở Việt Nam từ 50 - 100 nái và ở Thái Lan là 200 – 500 nái. Trong hệ thống sản xuất này, chăn nuôi hầu hết dựa vào thức ăn công nghiệp và có năng suất tương đối cao. Ở nước ta, hệ thống chăn nuôi này chủ yếu tập trung ở các khu vực cận đô của thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội. Có chương trình vắc xin và công tác thú y được thực hiện bài bản.
- Hệ thống chăn nuôi heo công nghiệp
Hệ thống chăn nuôi heo đã được phát triển ở nước ta trong những năm gần đây và một số nước quanh ta như Thái Lan, Phillipines. Ở nước ta, chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh đầu tư, có một số doanh nghiệp nhà nước, tất cả các doanh nghiệp này đã tổ chức theo hình thức chăn nuôi heo theo một hệ thống chăn nuôi hiện đại. Ví dụ: Xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn, Trại giống cấp 1 thành phố thành phố Hồ Chí Minh, , Cơ sở chăn nuôi lợn của Viện chăn nuôi quốc gia... Các cơ sở chăn nuôi này đều có qui mô từ 500 hoặc 1000 heo thịt. Hệ thống chăn nuôi kiểu này chưa phổ biến ở các nước đang phát triển bởi vì đòi hỏi phải có sự đầu từ lớn và rủi ro rất cao khi khả năng quản lý chưa thật tốt.
3. GÂY DỰNG ĐÀN HEO
Muốn quản lý đàn heo tốt chúng ta phải dựa trên các chỉ tiêu kế hoạch hay nhu cầu của thị trường và tình hình thực hiện các chỉ tiêu đó nhằm duy trì được quy mô đàn và chất lượng đàn heo. Theo dõi sự diễn biến của đàn heo thông qua phiếu và sổ sách ghi chép đầy đủ và chính xác. Để gây dựng được đàn heo, bước đầu thật không dễ dàng, đặc biệt ở các nông hộ. Vì vậy trong gây dựng đàn heo cần phải thực hiện các bước sau:
- Dựa vào
- Nhu cầu thị trường (trong và ngoài nước) về số lượng, chất lượng thịt heo, con giống heo:
- Các chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước và khả năng cung ứng của các trường về thức ăn, vật tư kỹ thuật, thú y… theo hàng tháng, hàng quý.
- Tình hình thực tiễn của cơ sở sản xuất về nguồn lao động, trang bị vật chất kỹ thuật, vốn, đất đai…
- Tổ chức gây con giống ban đầu cho cơ sở chăn nuôi heo
Khi xây dựng một trại chăn nuôi hay cơ sở chăn nuôi thì cơ sở đó phải đầu tư vốn để mua giống heo gây dựng cho cơ sở của mình. Muốn vậy khi mua giống cần lưu ý:
- Mua giống phù hợp với tình hình phát triển chăn nuôi hiện thời và phù hợp với điều kiện chăn nuôi của địa phương.
- Số lượng cái và đực bao nhiêu phải tính toán có khoa học, dựa vào chương trình công tác giống heo để tính toán.
- Mua lợn ở cơ sở giống heo đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng của phẩm giống và được chọn lọc một cách nghiêm ngặt về chất lượng.
- Nên mua heo đã nuôi kết thúc ở giai đoạn thứ nhất (tùy thuộc vào điều kiện đầu tư vốn).
- Heo đực giống nên mua số lượng nhiều hơn dự kiến để có thể chọn sau khi chuyển lên sử dụng.
- Khi mua heo phải biết rõ lý lịch của lợn đến đời ông bà của chúng.
4. QUẢN LÝ ĐÀN HEO
- Theo dõi ghi chép đàn heo
Trong trại chăn nuôi phải sử dụng một hệ thống phiếu để ghi chép và theo dõi đàn heo. Mỗi loài heo có một loại phiếu khác nhau.
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
- Trọng lượng bình quân đầu kỳ :
- Trọng lượng bình quân cuối kỳ :
- Tổng số thức ăn chi phí :
- Chi phí thức ăn/kg tăng trọng :
Đây là một quy trình hoạt động trong trại chăn nuôi theo thứ tự nhất định nhằm mục đích nâng cao năng suất và thu nhập.
Nhiệm vụ:
- Thông báo được kết quả sản xuất của đàn heo.
- Tính toán giá cả của sản phẩm
- Thiết lập được bảng tính toán đầu ra và đầu vào của trại chăn nuôi
Phân tích kết quả: Quá trình này được thực hiện theo các bước sau:
- Thiết lập một hệ thống ghi chép đầy đủ các loại heo có mặt trong trại.
- Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt được của trại chăn nuôi heo
- Phân tích kết quả và so sánh kết quả của trại vói các cơ sở khác.
- Đề nghị các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất sản xuất của đàn heo.
- Tổng kết và báo cáo kết quả cho người quản lý cao nhất.
Theo: http://agriviet.com
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Thức ăn cho bò
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...