Bệnh tiêu chảy ở heo con do Isospora Suis
I- TÌNH HÌNH BỆNH ISOSPORA SUIS
Isospora suis là nguyên sinh động vật (protozoa), có dạng hình cầu đường kính 20 micrometer, được gọi là noãn nang, là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở heo con. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, tại châu Âu tỷ lệ nhiễm từ 26,9- 62,25% và ở Việt Nam bệnh phổ biến trong các trại, hộ chăn nuôi với tỷ lệ nhiễm từ 20-56%.
II- TRIỆU CHỨNG
Bệnh cầu trùng do Isospora suis gây bệnh gây tiêu chảy ở heo con từ 5- 14 ngày tuổi. Tiêu chảy là dấu hiệu đầu tiên của bệnh, phân có màu trắng, vàng kem, sệt hay phân nước tùy vào mức độ trầm trọng của bệnh. Tỷ lệ chết của Isospora suis thường thấp, nhưng trong trường hợp cấp tính thì tỷ lệ chết có thể lên đến 20%. Bệnh do Isospora suis tạo điều kiện cho các vi trùng, virus xâm nhập như: Rotavirus, E.coli, Clostridium phát triển gây nên bệnh trầm trọng và tỷ lệ chết cao hơn. Do Isospora suis phá hủy nhung mao niêm mạc ruột nên nếu heo bị bệnh khả năng hấp thu dinh dưỡng sẽ kém, heo trở nên còi cọc, năng suất giảm đến 20% khi heo xuất chuồng.
III- CÁCH SINH BỆNH
Heo con bị nhiễm noãn nang từ đường tiêu hóa, khi bị nhiễm noãn nang đến ruột non xâm nhập vào vách ruột và trải qua chu trình phát triển phức tạp, thời gian này mất khoảng 4 ngày, sau đó heo có biểu hiện tiêu chảy và thải noãn nang ra ngoài môi trường qua phân. Ở điều kiện thích hợp về nhiệt độ, ẩm độ và oxy chúng phát triển thành noãn nang gây nhiễm.
Noãn nang có sức đề kháng rất tốt trong môi trường, chúng có thể sống đến vài tháng và đề kháng với hầu hết các thuốc sát trùng. Môi trường là nguồn quan trọng tồn trử và lây truyềøn bệnh, heo bị nhiễm có thể thải ra môi trường 100.000 noãn nang trong 1gam phân, nhưng chỉ cần 100 noãn nang thì cũng đủ gây bệnh cho heo do đó khả năng truyền lây của bệnh rất cao.
IV- PHÒNG, TRỊ BỆNH
1- Vệ sinh chuồng trại:
- Thường xuyên quét dọn, rửa chuồng trại.
- Tránh nền chuồng heo con không bị ẩm ướt.
2- Phòng bệnh bằng thuốc:
- Navet-cox có hàm lượng Toltrazuril 5% là thuốc có hiệu quả nhất trong phòng, trị bệnh Isospora suis. Thuốc tác động trên tất cả các giai đoạn phát triển của Isospora suis.
- Navet-cox tác động trên việc phân chia nhân và ty lạp thể ngăn trở quá trình hô hấp làm cho I.suis không sinh sản được và chết.
CÔNG DỤNG:
Phòng, trị bệnh cầu trùng do Isospora suis gây ra cho heo con theo mẹ. Với các triệu chứng: tiêu chảy, mất nước, giảm bú, xù lông, còi cọc thường xảy ra ở giai đoạn 5 - 14 ngày tuổi.
CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG:
Cho uống:
Liều phòng: 1 liều duy nhất 20 mg toltrazuril/1 kg thể trọng lúc heo 3 - 4 ngày tuổi. (1 ml Navet - Cox/2,5 kg thể trọng).
Liều trị: 20 mg toltrazuril/1 kg thể trọng, liên tục trong 2 ngày.
Navet - Cox có độ an toàn gấp 5 lần so với liều sử dụng.
Nguồn: Nongnghiep.vn
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật chăn nuôi dê
- - Từ con bò sữa đến sữa bò
- - Tiêu chuẩn "vòng 1" của bò cái cho sữa
- - Quy trình xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
- - Bệnh phù ở heo con (Edema Disease)
- - Nuôi bò sữa theo quy trình mới
- - Trại bò sữa “kỹ thuật số”
- - TP. HCM: Mô hình nuôi thỏ sinh sản
- - Tổ chức công việc cho trại heo
- - Thức ăn cho bò
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...