Một số bệnh trên hạt lúa

         Bệnh trên hạt là một đối tượng phổ biến và gây hại khá nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất gạo hàng hóa ở các vùng chuyên canh sản xuất lúa

         amot.jpgMỘT SỐ BỆNH TRÊN HẠT LÚA

         Bệnh trên hạt là một đối tượng phổ biến và gây hại khá nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất gạo hàng hóa ở các vùng chuyên canh sản xuất lúa.

         Hiện nay, một số trà lúa Hè Thu trong tỉnh đã bước vào giai đoạn đòng trổ, mặt khác diễn biến thời tiết trong vụ khá phức tạp có khả năng nhiều mưa bão tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh trên hạt phát triển và gây hại. Bệnh nhẹ thì hạt lúa bị lép lửng, hàm lượng dinh dưỡng giảm, giảm phẩm chất hạt. Bệnh nặng thì thiệt hại có thể lên đến 80% năng suất.

         Những thông tin dưới đây có thể hô trợ cho bà con nông dân các biện pháp quản lý bệnh này một cách hiệu quả.

         Thông thường, hạt lúa bị lép thường do các nguyên nhân:

         - Thứ nhất là lép do đặc tình giống, đây là nguyên nhân khách quan mà người nông dân khó có điều kiện cải thiện được. Những giống lúa được sản xuất phổ biến hiện nay thường có ti lệ hạt lép khoảng 10- 15%.

         - Thứ hai là lép do các điều kiện ngoaị cảnh tác động như: thời tiết mưa gió làm hoa lúa không thụ phấn được hoặc yếu tố dinh dưỡng mất cân đối hay do các đối tượng bệnh, côn trùng chích hút gây ra,... Khi ẩm độ môi trường gia tăng thì các mầm bệnh có điều kiện xâm nhập và phát triển làm cho hạt bị lem. Bà con nông dân có thể tác động để hạn chế thiệt hại do các nguyên nhân này.

 Tác nhân gây bệnh

         Bệnh có thể do một hay nhiều loại nấm, vi khuẩn tấn công riêng lẽ hoặc cùng lúc. Các tác nhân có thể là:

         - Các loại nấm gây bệnh cháy lá (P. oryzae), bệnh đốm nâu (Aternaria spp.), bệnh đen hạt (Curvularia spp.),...

         - Các loại vi khuẩn: Pseudomonas glumae Xanthomonas oryzae,..

 Triệu chứng 

        Bệnh có thể xuất hiện ngay sau khi trổ, vết bệnh là những đốm màu nâu hoặc một phần nâu trên hạt. Bệnh nặng thì bông lúa bị lép hoàn toàn, năng suất giảm đáng kể.

         Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh

         - Thời tiết: điều kiện nóng và ẩm, mưa nhiều làm bệnh phát triển mạnh, do vậy bệnh thường gây hại nặng hơn trong vụ Hè Thu (giai đoạn trổ trùng với mùa mưa bão).

        - Điều kiện canh tác: ruộng bón phân mất cân đối, càng thừa phân đạm bệnh càng nặng, hoặc khi bón thiếu dinh dưỡng làm lúa suy yếu cũng dễ sinh bệnh.

         - Nguồn bệnh: mầm bệnh lưu tồn trên hạt giống hay trong ruộng từ vụ trước có khả năng lây lan tiếp tục.

         Biện pháp phòng trị

         - Trồng giống tốt, có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh.

         - Chăm sóc: quản lý sâu bệnh bằng các biện pháp tổng hợp, hạn chế tối đa sự gây hại của chúng. .

         - Bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm vào giai đoạn đòng- trổ.

        - Thuốc hoá học: thăm đồng thường xuyên, phát hiện bệnh sớm để phun thuốc kịp thời. Kết quả thử nghiệm cho thấy việc phun thuốc hiệu quả nhất là 2 lần: khi lúa trổ lác đác và khi lúa trổ đều. Do tác nhân gây bệnh là nhiều loại nấm, vi khuẩn nên việc phòng trị bằng các loại thuốc phổ rộng, có tính nội hấp (ít bị rửa trôi do mưa) sẽ có hiệu quả cao. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau :

 * Tiltsuper 300ND:   0,25- 0,3 lít/ha

 * Rovral 50 WP :      0,4 - 0,8kg/ha

 * Do-one :                  0,7 lít/ha.

 * Anvil 5 SC :            1,0 lít / ha