Cách phòng trị nhện đỏ hại dưa leo

Cứ vào mùa khô là những ruộng dưa leo ở vùng cháu có hiện tượng lá bị trắng lấm tấm như hạt bụi cám, sau đó lá có những đám vàng bạc loang lổ, nếu nặng cả lá bị bạc trắng. Quan sát thật kỹ thấy ở mặt dưới của lá có những con vật nhỏ tí xíu, bó lăng xăng, mầu vàng xanh, mầu hồng hay mầu đỏ đậm. Cô bác ở đây đã xịt nhiều lọai thuốc nhưng không thấy bớt. Xin qúy báo cho biết cây dưa leo đã bị bệnh gì? Có phải những con vật nhỏ tí xíu kia gây ra bệnh này? Nếu vậy có cách nào để phòng trị? <P align=right><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA"><EM>Nguyễn Thiện Minh<BR><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA">Trường PTTH Định Quán, Đồng Nai</SPAN></EM></SPAN></P> <P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify"><B><U><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Trả lời:</SPAN></U></B><B><I><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial"> </SPAN></I></B><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">: Cây dưa leo chỗ cháu không bị bệnh gì hết. Đúng như cháu đã nghi ngờ, chính những con vật bé tý xíu kia gây ra những triệu chứng mà cháu đã gọi là bệnh. Những con vật này là con nhện đỏ, chúng có tên khoa học là <I>Tetranychus&nbsp; sp.</I> Ngòai dưa leo chúng còn gây hại ở nhiều lọai cây trồng khác trong họ Bầu bí, họ Đậu đỗ, họ Cà... Cơ thể của nhện đỏ rất nhỏ (khỏang dưới 1 mm), hình bầu dục và có 8 chân. Muốn quan sát kỹ chúng cháu phải có kính lúp có độ phóng đại nhiều lần. Một con nhện cái có thể đẻ hàng chục qủa trứng, đã thế vòng đời của nhện lại ngắn vì thế chúng tích lũy mật số khá nhanh, dễ bột phát gây hại nặng nếu gặp điều kiện thuận lợi. Khi mới nở nhện non có mầu xanh vàng lợt, khi lớn chúng chuyển dần sang mầu hồng và đỏ đậm. Cả nhện trưởng thành và nhện non đều bu bám ở mặt dưới của lá (là chủ yếu), cạp biểu bì và chích hút dịch của lá dưa từ khi lá bước vào giai đọan bánh tẻ trở đi, làm cho lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám như cháu đã quan sát thấy và mô tả. Lúc đầu trên lá thường có những vết đốm mầu vàng bạc loang lổ, sau này số vết cạp cứ tăng dần lên, nối liền lại với nhau làm cho cả phiến lá bị mất diệp lục rồi chuyển thành mầu bạc trắng (ảnh II-4a, II-4b), xám phiến lá bị phồng lên như bánh tráng. Nếu không phát hiện và có biện pháp diệt trừ kịp thời, cây dưa sẽ nhanh chóng bị lụi tàn sớm, giảm năng xuất trầm trọng. Do cơ thể của nhện rất nhỏ mắt thường khó nhìn thấy mà chỉ nhìn thấy triệu chứng gây hại để lại của nhện trên lá nên trong thực tế sản xuất đã có không ít những chủ ruộng (nhất là những người mới “vào nghề”) lầm tưởng đây là bệnh gây hại (chứ không riêng gì cháu), nên cũng giống như những cô bác ở chỗ cháu, họ đã dùng thuốc trừ bệnh để phun xịt, nhưng “bệnh” đã không hết, đến khi phát hiện được vấn đề thì đã qúa muộn.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></SPAN></P> <P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Để hạn chế tác hại của nhện, cháu có thể áp dụng một số biện pháp chính sau đây:<o:p></o:p></SPAN></P> <P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">-Không nên trồng dưa qúa dầy, để tạo cho giàn dưa luôn thông thóang.<o:p></o:p></SPAN></P> <P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">-Thường xuyên kiểm tra kỹ mặt dưới của lá dưa để phát hiện sớm nhện và có biện pháp diệt trừ kịp thời (nhất là những lá đã bước vào giai đọan bánh tẻ trở đi). Nếu không có kính lúp cháu có thể kiểm tra bằng cách đơn giản như sau: ngắt những lá dưa nghi có nhện đặt vào giữa hai tờ giấy trắng rồi lấy tay vuốt nhẹ phía ngòai tờ giấy, nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ mầu vàng xanh, hồng hay đỏ thì lá đó đang có nhện gây hại, mật độ những chấm này càng cao chúng tỏ mật độ của nhện càng cao. Khi phát hiện có nhiều nhện nên dùng thuốc hóa học để phun xịt kịp thời. Do nhện là một lòai dịch hại rất dễ kháng thuốc, vì thế cháu nên dùng luân phiên nhiều lọai thuốc khác nhau sau đây: Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Ortus 5SC; Cascade 5EC; Nissuran 5EC...Cháu phảiù xịt ướt đều mặt dưới của lá. Sau khi xịt cần bón bổ xung thêm phân để cây mau lại sức. Nhớ phải bảo đảm thời gian cách ly của thuốc.<o:p></o:p></SPAN></P> <P align=justify><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA">-Nếu vùng dưa của cháu thường xuyên bị nhện gây hại nặng nên luân canh với những cây trồng khác (không thuộc những lọai cây trồng cũng bị nhện gây hại như đã nói ớ phần trên) một vài vụ trong năm, tốt nhất là luân canh với cây trồng nước. Biện pháp này sẽ rất có kết qủa nếu như được tiến hành đồng lọat trên diện rộng.</SPAN></P>