Thu họach và sản xuất hạt giống đậu đũa

1. Thu hoạch:

Xác định thời gian thu hái sản phẩm thích hợp trước hết phụ thuộc vào cách sử dụng, bộ phận sử dụng (chồi non, quả non, hạt tươi). Điều này cũng chịu sự chi phối bởi đặc tính của giống.

- Sau khi hoa nở 9 – 10 ngày có thể thu hái quả non đối với giống đậu đũa thông thường.

- Sau gieo trồng 65 - 70 ngày nhà vườn có thể bắt đầu thu hái quả non đối với giống đậu quả dài.

- Khoảng cách giữa các lần thu hái trung bình từ 2 – 3 ngày, thời gian thu hái kéo dài 10 – 20 ngày tuỳ theo giống.

- Sau khi thu hái cần xử lý kịp thời như chuyển nhanh đến nơi râm mát, thoáng, bó lại thành từng bó. Khối lượng mỗi bó tuỳ theo thị hiếu của khách hàng từ 200 – 300 g đến 500 g hoặc 1 kg.

- Ở một số nơi trên thế giới người ta thường đóng gói đậu đũa trong làn, giỏ có nắp, hoặc túi lưới. Không dùng bao bì, túi vải để đóng gói đậu đũa. Mỗi giỏ đậu đũa thường chứa đựng khoảng 10 kg quả.

- Quả đậu tươi và hạt non dễ bị hư hại bởi nhiệt độ cao.

- Phương pháp bảo quản trong kho lạnh có thể duy trì chất lượng và khối lượng sản phẩm.

2. Sản xuất hạt giống và bảo quản

Ruộng sản xuất hạt giống cần cách ly với các giống đậu đũa khác từ 50 – 100 m, tuỳ theo yêu cầu và mục đích của sản xuất.

- Thực hiện luân canh, luân phiên triệt để.

- Ruộng sản xuất hạt giống cần bón phân đầy đủ, tăng cường bón lân và kali.
            - Trong quá trình sản xuất cần thực hành kiểm tra đồng ruộng, loại bỏ kịp thời cây dị hình, bị sâu bệnh hại, cây không đúng giống...

- Kỹ thuật thu hái, phơi, làm sạch...., tương tự như đậu cô ve. Đối với đậu đũa leo thì không nên dùng quả ra đợt đầu và những đợt quả ra ở cuối kỳ sinh trưởng để làm hạt giống. Tỷ lệ nảy mầm cho hạt giống thương mại tối thiểu đạt 75%, thời gian bảo quản hạt giống từ 3 - 4 năm trong điều kiện thích hợp.

Nguồn: http://vst.vista.gov.vn