Cà chua mang gene tạo độc chất của ếch giúp kháng bệnh

Một lọai hóa chất mà lòai ếch vùng Nam Mỹ thường tiết ra trên da chúng có thể giúp bảo vệ cà chua và các lọai cây nông nghiệp khác khỏi nhiều bệnh tật, đó là thành tựu vừa đạt được của các nhà công nghệ sinh học Canana công bố o­nline trên tờ Theoretical and Applied Genetics tháng 7 vừa qua (doi: 10.1007/s00122-005-2056-y). Theo đó, các nhà nghiên cứu ở Đại học Victoria đã chèn một gene của ếch đã được hiệu chỉnh vào cây cà chua (Solanum tuberosum L) khiến cho cà chua có thể tạo ra hóa chất này. Và kết quả cho thấy cây cà chua biến đổi gene có thể kháng lại sự xâm nhiễm của nhiều lọai nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh, như bệnh thối rễ, trụi cây, …

Các nhà động vật đã biết được nhiều các lòai ếch khác nhau có thể sản xuất nhiều lọai độc tố khác nhau trên da của chúng, hàm lượng và độc lực phụ thuộc vào môi trường sống và nơi chúng sống, một họ các chất độc này có tên là dermaseptin. Các độc chất này ngòai việc giúp ếch chống lại vi sinh vật xâm hại da còn giúp chúng chống lại các tác nhân gây bệnh khác.Thành viên có độc tính cao nhất trong họ dermaseptin là B1 đã được ly trích từ da lòai ếch có tên Phyllomedusa bicolor sống trên cây ở rừng mưa vùng Nam Mỹ, nơi mà điều kiện độ ẩm và nhiệt độ độ cao là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Nhóm nghiên cứu do Santosh Misra đứng đầu cho thấy rằng một dạng tương cận tổng hợp của dermaseptin B1 có thể kìm hãm sự tăng trưởng một phổ khá rộng khác một cách thường các lòai nấm mốc gây bệnh thực vật như Alternaria, Cercospora, Fusarium, Phytophthora, Pythium, RhizoctoniaVerticillium; cũng như lòai vi khuẩn Erwinia carotovora, một lòai vi khuẩn gây bệnh đen cuống cho cà chua ở ngòai ruộng hay làm thối quả khi trữ trong kho. Các nhà nghiên cứu đã hiệu chỉnh cây cà chua để sản xuất độc chất nói trên và đặt các cây này trong điều kiện dễ dàng bị vi sinh vật tấn công. Kết quả cho thấy gene chèn vào đã thể hiện một phổ kháng khuẩn với họat lực mạnh mẽ đáng ngạc nhiên.
Santosh Misra, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu đã cho tờ SciDev.Net biết rằng khuynh hướng chuyển gene này có thể giúp nhà nông ở các nước đang phát triển giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu, gia tăng năng suất và giảm thiểu tỷ lệ hao hụt sau khi thu họach và chế biến.
Nấm mốc và vi khuẩn có thể gây ra thất thóat nặng nề cho các nhà nông trồng cà chua. Nhiều khuynh hướng gần đây được coi là “chuẩn mực” khuyến cáo nông dân sử dụng thuốc trừ sâu, nhưng chính thuốc trừ sâu lại là yếu tố gây hại cho môi trường và chính sức khỏe người sử dụng, tệ hại hơn nó còn thúc đẩy cho nấm mốc và vi khuẩn gia tăng sự kháng thuốc.
Nhóm của Misra cho rằng do cà chua chuyển gene có thể kháng lại nhiều sinh vật gây bệnh do đó gene tạo độc chất sử dụng cho cây cà chua trong nghiên cứu này có thể áp dụng cho các lọai cây khác như lúa mỳ, lúa mạch, mía, … Các nhà khoa học còn cho thấy kết quả nghiên cứu bước đầu này đã chứng minh tính an tòan cùa dermaseptin B1 đối với người và sinh vật khác. Họ còn nói thêm là cây chuyển gene hòan tòan không bị các tác động phụ khi mang gene chuyển.
Eric Messens, giáo sứ di truyền học thực vật ở Flanders Interuniversity Institute for Biotechnology, Ghent University, Belgium, cho rằng các nghiên cứu về tính an tòan của thực vật chuyển gene sử dụng gene tạo độc chất phải được coi là tiên phong cho các nghiên cứu về sau. Messons nói với SciDev.Net điều quan trọng là phải kiểm tra liệu dermaseptin B1 có gây độc cho người và động vật hay không cũng như phải nghiên cứu liệu hóa chất này sẽ bị phân hủy hay tích tụ trong cơ thể.
"Các ảnh hưởng lâu dài phải được đánh giá cẩn thận vì mặc dù các tác giả giải thích rằng hàm lượng dermaspetin chỉ ở mức thấp, nhưng tác động tích tụ của nó không thể bỏ qua" giáo sư Messons nhấn mạnh Ví dụ, giáo sư Messons cho biết thêm, ở Bangladesh và Ấn Độ đã xảy ra hiện tượng những người ăn đậu tên Lathyrus sativus trong một thời gian dài đã bị mất cảm giác do độc chất trong lòai đậu này tích tụ trong cơ thể người tiêu dùng. Giáo sư Menssons khuyến cáo rằng tính an tòan có thể được cải thiện bằng cách đảm bảo cây cà chua chuyển gene chỉ nên tạo độc chất dermaseptin B1 khi mà chúng bị vi sinh vật tấn công và độc chất chỉ nên tiết trên vỏ cà chua khi đó chúng dễ dàng bị lọai bỏ khi được rửa nước hay lột vỏ.

Nguồn sinhhocvietnam.com.vn