Làm "sạch" bệnh cây bằng kỹ thuật vi ghép mô
Chuẩn bị đất
Cày bừa kỹ, lên liếp và đào hố như những loại cây ăn trái khác. Trồng với khoảng cách 7-10m (mật độ 100-200cây/ha). Không nên trồng quá dày, vì cây có tán lớn (7-10m sau 30 năm tuổi). Nếu trồng xen trong vườn dừa, nên đặt cây giữa 4 gốc dừa.
Kỹ thuật trồng
Cây con cao 50cm, trước khi trồng nên cắt bớt phiến lá còn 1/2 để giảm thoát nước. Nên trồng cây con vào đầu mùa mưa để giảm chi phí tưới.
Cây con khó sống ngoài trảng, nên cần được che mát 4-5 năm đầu. Có thể trồng xen măng cụt với chuối hoặc xen dưới tán dừa để che mát, nhất là những vùng mùa khô kéo dài. ở vườn trồng thuần măng cụt, có thể trồng xen những cây ngắn ngày để tăng thu nhập. Măng cụt trồng xen trong vườn dừa không cần trồng xen thêm những cây khác. Chấm dứt xen khi cây đã trưởng thành (8-10 năm tuổi). Sau khi ngưng trồng xen, cần che phủ đất bằng những cây họ Đậu, nhất là trong mùa khô để giảm bốc hơi nước (tránh ít nhất ở 30cm xung quanh gốc đến tán cây).
Cấp- thoát nước
Rễ măng cụt tiếp xúc với đất kém, khó hút nước, vì vậy cần tưới và chăm sóc thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bị ngập cây sẽ chết, do đó trong mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.
Phân bón
Măng cụt rất ưa phân chuồng. Ngoài ra, bón đạm cũng giúp cây tăng trưởng nhanh. Hiện chưa có nghiên cứu nào khuyến cáo công thức phân cho măng cụt. Nhưng theo kinh nghiệm của một số nhà vườn chuyên canh, bà con có thể áp dụng theo cách sau:
Trong năm đầu có thể bón 50-100g phân S.A/cây (hoặc 20-40g urê) vào 1 tháng sau khi trồng và 50-100g S.A (hoặc 20-40g urê) vào 6 tháng sau.
- Nên tăng dần lượng phân trong giai đoạn tăng trưởng.
Khi cây bắt đầu cho trái, bón 500g/cây phân NPK 20-20-15 vào đầu và cuối mùa mưa. Lượng phân tăng khi cây lớn và cho nhiều trái.
Cây trưởng thành có thể bón từ 2kg NPK/năm. Các vườn măng cụt năng suất cao ở ĐBSCL thường bón 1,5kg DAP và 1,5kg urê/gốc vào cuối mùa mưa (tháng 10 đến 01 dương lịch năm sau), một số vườn cũng kết hợp với biện pháp bồi sình, rải lá và cỏ mục (1-3 năm/lần) để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.
Cắt tỉa
Lúc đầu có thể cắt bỏ những cành yếu, cành vượt để cây mọc tốt. Khi cây cao 8-10m, cắt ngọn để giảm chiều cao, tạo tán ngang giúp cây dễ phát triển.
Phòng trị sâu bệnh
Trị sâu ăn lá bằng các loại thuốc thông dụng như Cyperan, Peran 50 EC, Kinalux 25 EC,...
Rệp dính sống thành tập đoàn ở mặt dưới lá (và nhện đỏ, bọ xít) làm cây kiệt sức. Phun Bassan 50 EC, Actara 25 WG, Bian 40 EC, Supracide 40 ND,... khi thấy chúng xuất hiện.
Bệnh đốm rong tạo thành các đốm đồng tiền loang lổ màu xám xanh hoặc vàng trên thân, cành cây. Phun hỗn hợp thuốc như Carban 50 SC, Bordeaux, Copper-zinc, Coppor B... hoặc dùng vôi quét tường phết lên vết bệnh.
Chảy nhựa vàng: Do sâu gây ra hoặc rễ bị tổn thương bởi gió to, bão... Trong thời gian 2-8 tuần trước khi thu hoạch có mưa liên tục và mưa to, quả măng cụt rất dễ bị bệnh chảy nhựa vàng, nặng thì quả thành đắng, không ăn được. Do đó cần lưu ý để khắc phục.
Thu hoạch
Măng cụt cho trái sau 10-15 năm trồng nhưng cây có thể sống trên 50 năm. Cây tốt có thể cho trái sau 7-8 năm trồng (vùng Lái Thiêu). Tại miền Nam nước ta, măng cụt trổ hoa vào tháng 1-2 dương lịch và bắt đầu thu trái từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch, có khuynh hướng cho trái cách năm. Cây 7 năm tuổi chỉ cho khoảng 10 trái bói (1kg). Cây 8 tuổi cho 40 trái, cây 9 tuổi 100 trái. Cây 15 năm tuổi cho 600-800 trái (60-80kg).
Thu hoạch khi trái đã chuyển màu đỏ là thuận lợi nhất, vì có thể bảo quản được 7-10 ngày; số múi trong và số quả bị cứng vỏ thấp.
Tồn trữ
Có thể trữ lạnh nhiều tuần. Sau 7 ngày tồn trữ ở nhiệt độ bình thường, trái chỉ bị giảm 3,3% trọng lượng, nhưng có thể thối 23,9%. Trữ ở 5 độ C không bị giảm trọng lượng và chỉ 11% số trái bị thối. Tốt nhất nên giữ trái trong bao plastic kín để ít bị thiệt hại. Nên chọn những trái tròn trịa, không bị trầy xước để chuyên chở xa.
Kinh tế nông thôn
Măng cụt được Bộ Nông nghiệp và PTNT khuyến khích trồng do diện tích
canh tác ở nước ta và cả thế giới chưa đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu
dùng. Cây măng cụt trồng rất thích hợp ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ,
đặc biệt là các tỉnh ĐBSCL.
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...