Cách hạn chế bệnh bồ hóng hại cây mận
Nguyễn Văn Bông (Chợ Gạo, Tiền Giang
Và một vài bạn ở Long Thành, Đồng Nai)
Trả lời: Qua mô tả rất kỹ của các bạn theo chúng tôi cây mận của các bạn đang bị Bệnh bồ hóng do nấm Capnodium sp. gây ra. Ngòai cây mận còn thấy chúng có mặt trên rất nhiều lọai cây khác như táo, ổi, cam quýt, sapô, nhãn...Lòai nấm này sống họai sinh trên lớp mật do các lòai rầy, rệp đang sinh sống trên cây mận tiết ra, vì thế trên cây nào có nhiều những con vật này sinh sống thì bệnh bồ hóng cũng phát triển mạnh. Các con vật trắng xốp như bông gòn mà các bạn thấy chúng bu bám nhiều trên các đọt non, lá non...chính là con rệp bông, lòai rệp này cũng thường gây hại nhiều trên những lọai cây ăn trái như vừa nêu ở trên.
Thực ra lòai nấm này sống họai sinh trên lớp mật do các lòai rầy rệp...tiết ra, chúng chỉ sinh sống trên bề mặt của lá, cành, vỏ trái...chứ chúng không tấn công vào mô của cây nên không ảnh hưởng trực tiếp cho cây. Tuy nhiên do chúng phát triển dầy đặc phủ kín các bộ phận xanh của cây sẽ ảnh hưởng đến qúa trình quang hợp, từ đo sẽ ảnh hưởng đến qúa trình sinh trưởng và phát triển bình thừơng của cây, cùng lúc đó cộng thêm với sự gây hại của những con rầy rệp nên đã khiến cho cây còi cọc, yếu sức, ra hoa kết trái ít, dẫn đến làm giảm năng xuất của vườn cây, tức là bệnh gián tiếp gây hại cho cây.
Qua đây cho thấy muốn hạn chế bệnh bồ hóng các bạn chỉ cần phòng trừ các lọai rầy rệp trên cây là xong. Để phòng trừ rầy rệp các bạn có thể sử dụng một số lọai thuốc trừ sâu thông thường như Supracide, Suprathion, Bian, Bị-58, Sumi-alpha, Applaud, Applaud-Mipc, DC-Tron Plus...Nếu có điều kiện các bạn nên dùng máy bơm nước có áp suất mạnh tia xịt vòi nước vào chỗ có rầy rệp và lớp bồ hóng bu bám cũng sẽ có tác dụng tiêu diệt và rửa trôi bớt rầy, rệp và lớp bồ hóng trên cây. Để hạn chế nấm bồ hóng các bạn có thể sử dụng thêm thuốc TP-Zep 18EC.
Do cây mận được trồng xung quanh nhà để lấy bóng mát nên trước khi phun xịt thuốc các bạn nhớ đóng kín cửa, che đậy kỹ những vật dụng có liên quan đến ăn uống như lu chứa thức ăn, chạn bát, thực phẩm...và phải bảo đảm đúng thời gian cách ly của thuốc. Sau khi phun xịt thuốc các bạn nhớ bón thêm phân NPK (lọai 20-20-15) cho cây để cây nhanh hồi phục.
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...