Rệp bông hại xoài và cách phòng trừ

Xòai ở chỗ chúng tôi thường bị rệp bông gây hại rất nặng , nhất là vào những đợt cây ra đọt non, lá non, bông trái, làm cho đọt non bị thui, bông bị khô rụng, trái không lớn được, nếu nặng cả trái non bị khô đét , rồi rụng. Xin cho biết cách phòng trị lọai rầy này?

                                     Lê Tòan Tâm (An Thái Trung, Cái Bè, Tiền Giang)

                                                     Và một số nhà vườn ở Đồng Nai

Trả lời: Bên cạnh một số đối tượng thường gặp trên cây xòai như sâu đục cành, đục ngọn, rầy bông xòai, sâu đục trái, bệnh thán thư, bệnh khô đọt, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng...thì rệp bông (còn gọi là rầy bông, rệp sáp phấn, rệp sáp giả...) cũng là một đối tượng thường xuyên gây hại cho cây xòai, đôi khi rất trầm trọng, nếu không phát hiện và áp dụng kịp thời những biện pháp diệt trừ hữu hiệu  sẽ gây thất thu rất lớn cho nhà vườn.

Rệp gây hại bằng cách chích hút  nhựa của các bộ phận còn non của cây xòai như đọt non, lá non, cuống bông, cuống trái non, trái non  và trên cả những trái đả gìa, lớn. Làm cho cây bị suy yếu, đọt non bị thui chột, bông  và trái non có thể bị rụng  hoặc không phát triển đươcï, phẩm chất của trái bị giảm nhiều, ăn không ngon. Ngòai gây hại trực tiếp  trong  chất bài tiết của rệp còn chứa nhiều chất dinh dưỡng  gíup cho nấm bồ hóng phát triển  bao phủ kín  những bộ phân có chất bài tiết của rệp, làm cản trở qúa trình quang tổng hợp tạo vật chất hữu cơ  nuôi cây, vì thế khi cây xòai bị rệp hại nặng  thường kéo theo  nấm bồ hóng phát triển , cả hai đối tượng này đã đồng thời tác động lên cây xòai làm cho cây xòai bị còi cọc chậm lớn  ảnh hưởng nhiều đến năng xuất và phẩm chất của trái.

Để hạn chế tác hại của rệp bông  cần phải áp dụng nhiều biện pháp  và phải được đồng thời thực hiện trên nhiều  lọai cây trong vườn , chứ không thể chỉ áp dụng  riêng  đối với cây xòai, vì rệp sẽ từ những cây khác trong vườn lây lan trở lại cho cây xòai  một cách nhanh chóng. Sau đây là một số biện pháp chính:

-Không nên trồng với mật số qúa dầy tạo cho vườn luôn bít bùng. Đồng thời  sau mỗi vụ thu họach kết hợp với việc làm gốc, bón phân cho cây để đón vụ kế tiếp thì tiến hành  cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho tráiø... để cho vườn cây luôn được thông thoáng.

-Dọn sạch cỏ rác, lá cây mục ở xung quanh  gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến  lửa, kiến hôi (là những  con vật sống cộng sinh với rệp bông, tha chuyển rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác), nếu  trên thân cành có nhiều kiến thì mỗi lần xịt thuốc sâu  trừ rệp nên xịt vào cả vào thân cành để diệt kiến, nếu dưới gốc có kiến nên xịt thuốc hoặc rải thuốc Basudin hột, hoặc Regent  hột xuống xung quanh gốc  để diệt kiến.

-Phải thường xuyên kiểm tra xòai (và cả những cây trồng xen với xòai) để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời (nhất là vào những đợt cây ra đọt non, lá non, ra bông, ra trái non), không nên để rệp phát triển lây lan ra khắp cây mới phun xịt thì không những cây đã bị ảnh hưởng nặng, tốn kém tiền của, công sức mà hiệu qủa diệt rệp cũng sẽ không cao. Về thuốc có thể sử dụng bằng một trong các lọai thuốc như  Applaud 10WP; Butyl 10WP; Supracid 40EC/ND; Suprathion 40EC; Bitox 40EC/ND; Dầu khóang DC-Tron Plus 98,8EC...(về cách sử dụng có thể đọc hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên vỏ bao bì). Để tiết kiệm thuốc, công phun xịt và giảm bớt ô nhiễm môi trường chỉ nên phun xịt trực tiếp thuốc vào những chỗ có rệp bu bám (các bộ phận non, bông, trái). Khi xòai đã có trái già trở đi nếu có xịt thuốc thì phải chú ý bảo đảm đúng thời gian cách ly của thuốc.

-Nếu có điều kiện có thể dùng vòi  máy bơm nước có áp suất mạnh tia xịt nước trực tiếp  vào chỗ có nhiều rệp bu bám sẽ làm cho rệp bị rửa trôi bớt.