Rầy nhậy hại sầu riêng và cách phòng trị
Nguyễn Văn Ban (Định Quán, Đồng Nai)
Và một số nhà vườn ở Ngũ Hiệp, Cai Lậy, Tiền Giang
Trả lời: Qua mô tả của các bạn, chúng tôi nghĩ rằng hiện tượng rụng lá non trên cây sầu riêng ở chỗ các bạn không phải do bệnh hại gây ra, mà đúng như suy đóan của các bạn nó chính là do những con vật nhỏ dài khỏang vài ly, có màu vàng, màu trắng và lông đuôi dài gây ra. Con vật này có nên là rầy nhẩy (Allocaridara maleyensis). Không chỉ ở nước ta, lòai rầy này còn gây hại nhiều trên cây sầu riêng ở một số nước xung quanh ta như Thái Lan…đây là lọai sâu hại rất quan trọng trên cây sầu riêng ở các tỉnh Nam Bộ. Qua điều tra của các nhà chuyên môn thì tại ĐBSCL có những nơi có đến tám, chín chục phần trăm số cây bị chúng tấn công. Tác hại của rầy có chiều hướng gia tăng và lan rộng trong vài năm gần đây, nhất là ở các vùng chuyên canh cây sầu riêng như : Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Nai, Lâm Đồng…
Con trưởng thành của lòai rầy này dài khỏang 3-4 ly, màu nâu nhạt, cánh trong suốt. Chúng di chuyển đến cây sầu riêng để đẻ trứng khi cây vừa mới nhú đọt non. Trứng hình bầu dục màu vàng nhạt, kích thước khỏang một ly. Con trưởng thành cái đẻ trứng thành từng ổ bên trong mô của những lá còn non chưa mở ra. Rầy non có 5 tuổi, tuổi 1 có màu vàng và di chuyển rất chậm. Sang tuổi 2, trên cơ thể bắt đầu phủ một lớp sáp màu trắng và có một ít lông tơ màu trắng ở phần cuối bụng. Từ tuổi 3 trở đi cơ thể có các sợi sáp trắng như bông gòn rất dài ở cuối đuôi. Khi bị động chúng di chuyển rất nhanh.
Cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại cho cây sầu riêng bằng cách chích hút nhựa của lá non, vì thế chúng thường có mật số rất cao trong các đợt cây ra đọt non lá non. Con rầy non thường tập trung trong những lá non còn xếp lại, còn con trưởng thành thường tập trung ở mặt dưới của lá non. Lá bị rầy chích hút ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng, sau đó bị khô dần và rụng, đôi khi chỉ còn trơ lại cành bị khô chĩa lên trời, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và thu nhập của nhà vườn. Ngòai gây hại trực tiếp cho cây, trong quá trình sinh sống chất bài tiết của rầy còn là môi trường rất tốt cho nấm bồ hóng phát triển phủ đen bề mặt lá ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.
Để hạn chế tác hại của rầy, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây :
-Dùng máy bơm tưới nước có áp suất mạnh xịt vào những chỗ có rầy bu bám để rửa trôi bớt rầy.
-Mỗi khi cây sầu riêng ra đọt non, lá non cần kiểm tra vườn cây thường xuyên, nếu phát hiện có nhiều đọt non, lá non bị nhiễm rầy thì tiến hành phun xịt thuốc kịp thời. Về thuốc các bạn có thể luân phiên sử dụng một trong các lọai thuốc như: Bassa; Trebon; Applaud; Applaud-Mipc; Suprathion; Supracide; Mospilan... (liều lượng và cách sử dụng các bạn có thể đọc hướng dẫn của nhà sản xuất in trên nhãn thuốc ). Chú ý không nên phun xịt thuốc tràn lan trên tòan bộ cây mà chỉ nên tập trung xịt vào những chỗ có rầy để tiết kiệm thuốc, công phun xịt và đỡ gây ảnh hưởng đến những lòai côn trùng có ích trong vườn cây.
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...