Làm cách nào phòng trị sâu đục trái sầu riêng
Lê Văn Sánh (Ngũ Hiệp, Cai Lậy, TG)
Và một vài bà con ở Tân Phú (Đ. Nai)
Trả lời: Qua mô tả khá kỹ trong các thư của bà con chúng tôi nghĩ rằng con sâu đang gây hại trên trái sầu riêng của bà con là con sâu đục trái (Conogethes punctiferalis). Đây là một lòai sâu rất quan trọng, thường xuất hiện và gây hại khá rất phổ biến trên cây sầu riêng ở các tỉnh Nam bộ. Ngòai sầu riêng còn thấy chúng gây hại trên cả cây ổi, chôm chôm, mãng cầu xiêm...Do cây ký chủ của sâu tương đối phong phú, mặt khác phần lớn thời gian con sâu lại nằm bên trong trái nên việc phòng trừ đôi khi cũng gặp khá nhiều khó khăn.
Trưởng thành của lòai sâu này là một lọai bướm, có mầu vàng nhạt, trên cánh có nhiều chấm đen, chúng đẻ trứng trên vỏ của trái non, trứng hình bầu dục, dài khỏang 2,5mm, mầu vàng nhạt hoặc trắng sữa (lúc mới đẻ). Sâu non có thân mình mầu hồng nhạt, đầu mầu nâu (như các bạn đã thấy và mô tả). Sau khi nở sâu đục vào trong trái (vị trí đục thường ở gần nơi cuống trái). Khi còn nhỏ sâu chỉ ăn phá phần vỏ trái, càng lớn sâu càng đục sâu dần vào bên trong. Trong qúa trình sống chúng thải phân (mầu nâu đậm) ra bên ngòai. Đẫy sức sâu dài khỏang 2,2 cm và hóa nhộng ngay trên đường đục gần vỏ trái, cũng có khi chúng chui hẳn ra bên ngòai nhả tơ kết lá, phân thành kén rồi chui vào kén hóa nhộng ở ngay bên ngòai vỏ trái. Qua quan sát thực tế vườn cây cho thấy: cũng giống như với cây ổi, những trái sầu riêng nằm chung trong chùm thường bị sâu gây hại nhiều hơn những trái nằm đơn lẻ.
Nếu bị sâu gây hại sớm từ lúc trái còn non thường dễ làm cho trái bị rụng sớm, nếu tấn công khi trái đã lớn thì sẽ làm cho trái mất giá trị thương phẩm, và cũng rất dễ làm cho trái bị hư thối khi gặp điều kiện ẩm ướt của mùa mưa hoặc sương đậm kéo dài.
Để phòng trị sâu bà con có thể áp dụng một vài biện pháp cơ bản sau đây:
-Khi trái còn non nên kiểm tra vườn sầu riêng thường xuyên, để kịp thời phát hiện và lọai bỏ sớm trái bị sâu hại đem chôn hoặc tiêu hủy để diệt sâu, hạn chế mật độ sâu ở những đợt kế tiếp. Dùng giấy bìa cứng hoặc cây que chêm giữa hai trái trong chùm , để tránh cho các trái tiếp xúc với nhau, vì thực tế cho thấy chính những chỗ hai trái tiếp xúc nhau thường là những chỗ sâu hay đục vào.
-Khi trên vườn có khỏang 10% số trái bị sâu gây hại, hoặc ở những vườn thường xuyên bị sâu gây hại hàng năm thì từ lúc cây có trái non có thể dùng một trong các lọai thuốc sau đây để phun xịt diệt sâu như: Bian 40EC; Sherpa 10EC hoặc 25EC; Visher 25EC; Padan 90SP; Ofatox 50EC; Selecron 500ND; Decis 2,5EC...Sau đó khỏang 10-15 ngày phun tiếp lần 2. Nếu sâu vẫn còn có thể phun thêm một vài lần nữa.
-Nếu điều kiện cho phép (cây còn ít tuổi, trái tập trung nhiều ở dưới thấp...) thì bà con nên dùng một số vật liệu dễ kiếm như giấy dầu, giấy xi măng, bao nilon hoặc bao chuyên dùng để bao trái lại, biện pháp này ngòai sâu đục trái còn có thể hạn chế rất tốt một số đối tượng sâu bệnh thường gây hại cho trái sầu riêng như rệp sáp, bệnh thối trái...
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...