Nên phòng trị sâu đục cuống trái nhãn như thế nào?
Huỳnh Văn Vận (Cai Lậy, Tiền Giang)
Và một vài bạn ở Đồng Nai
Trả lời:Trên trái nhãn thường có một vài lọai sâu đục vào bên trong để gây hại. Nhưng qua mô tả của các bạn theo chúng tôi có lẽ đây là con sâu đục cuống trái. Tác hại của lòai sâu này có chiều hướng gia tăng trong vài năm gần đây.
Con trưởng thành của lòai sâu này là một lọai bướm đêm, cơ thể rất nhỏ, mảnh dẻ, sải cánh rộng khỏang 10-12 ly, thân mình có mầu nâu tối, cánh có mầu nâu xám, trên mỗi cánh trước có một đốm mầu vàng sáng ở cuối cánh, Rìa cánh (cả cánh trước và cánh sau) có hàng lông mịn dài mầu đen. Chân và râu mảnh, rất dài so với cơ thể.
Trứng hình bầu dục mầu trắng trong, hoặc mầu vàng (lúc sắp nở). Trứng được đẻ phân tán trên vỏ trái (gần cuống).
Sâu non có kích thước rất nhỏ, dài khỏang 5-7 ly, mầu trắng đục, đầu mầu nâu nhạt. Sau khi nở sâu non đục vỏ trái (vị trí đục ở gần cuống trái, lỗ đục rất nhỏ nên phó phát hiện) chui vào bên trong để gây hại bằng cách ăn phần thịt gần cuống trái, nếu trái còn non sâu ăn cả phần hột. Sâu thải phân thành những cục nhỏ mầu đen ra ngòai lỗ đục ngay gần cuống trái. Những trái bị sâu hại thườn dễ bị rụng. Sâu có thể tấn công trái nhãn từ khi trái còn nhỏ cỡ đầu đũa ăn cho đến lúc trái nhãn già sắp thu hoạch.
Đẫy sức sâu chui ra ngòai kéo một lớp màng mỏng mầu trắng ở mặt trên của những lá gần chùm trái rồi hóa nhộng ở bên trong màng mỏng này. Nhộng mầu vàng lợt, khi sắp vũ hóa chuyển sang mầu vàng nâu.
Muốn phòng trị sâu có hiệu qủa, các bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:
- Thường xuyên vệ sinh vườn nhãn, tỉa bỏ những cành già không cho trái nằm bên trong tán, những lá già mỗi khi tỉa cành làm gốc để vườn luôn thông thóang, hạn chế bớt nơi trú ngụ của con trưởng thành.
- Khi tỉa cành, làm gốc xử lý cho cây nhãn ra hoa nên vận động nhiều chủ vườn cùng tiến hành trên diện rộng, để nhãn ra hoa kết trái đồng lọat, hạn chế nguồn thức ăn lai rai liên tục trên vườn cây cho sâu.
- Nếu điều kiện cho phép nên bao chùm nhãn bằng những vật liệu có sẵn như giấy xi măng, bao Nilon, hoặc bao chuyên dùng. Biện pháp này không những phòng ngừa sâu đục cuống trái mà còn phòng ngừa được hầu hết những sâu bệnh gây hại cho trái nhãn như sâu đục trái, rệp sáp, rơi ăn nhãn, bọ xít hại nhãn, bệnh thối trái...
- Trong qúa trình chăm sóc nhãn nếu bắt gặp nhộng nên tiêu diệt ngay.
- Từ khi tượng trái non, cần kiểm tra chùm nhãn thường xuyên, nếu phát hiện có nhiều sâu phải phun xịt thuốc kịp thời. Những vườn thường bị sâu gây hại nặng hàng năm, sau khi nhãn tượng trái nên phun xịt một đợt thuốc trừ sâu. Sau đó nếu còn sâu thì xịt tiếp lần 2 (sau lần 1 khỏang 7-10 ngày). Có thể luân phiên sử dụng bằng một trong các lọai thuốc như: Decis 2,5EC; Fastac 5EC; Sherpa 10EC; Bitox 40EC/50EC; Sumicidin 10EC/20EC; Selecron 500ND...Về cách dùng các bạn có thể đọc hướng dẫn trên nhãn thuốc. Chú ý phải ngưng xịt thuốc trước khi thu hái trái ít nhất là 2 tuần.
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...