Bộ vòi voi đục cành xoài
Nguyễn Viết Nam
(Long Thành, Đồng Nai)
Trả lời: Trên cây Xoài bên cạnh một số đối tượng sâu bệnh thường gặp như Sâu đục trái, Rầy bông, Bệnh Thán thư...thì Sâu đục cành (đục ngọn, đục chồi, đục cành non) cũng là một đối tượng gây hại nguy hiểm cho cây xoài. Sâu đục cành xoài có nhiều lòai, nhưng qua mô tả khá kỹ trong thư của bạn mà chúng tôi đã tóm tắt thành câu hỏi trên đây, chúng tôi cho rằng con sâu đang gây hại cho cành xòai nhà bạn có lẽ đúng là con vòi voi như người nào đó đã nói với bạn. Bọ vòi voi đục cành (lòai có thân hình bầu dục hơi tròn) là loài gây hại rất phổ biến, có những vườn số cây bị chúng gây hại lên đến 100%, và có đến 80% số chồi bị hại. Vào những tháng đầu năm 2001 loài sâu này đã gây hại cho hàng chục ha vườn xoài ở xã Tăng Nhơn Phú (Q. 9. Tp HCM), có vườn tỷ lệ cành bị hại lên đến 100%.
Loài bọ vòi voi này thuộc họ vòi voi (Curculionidae), Bộ cánh cứng (Coleoptera), có thân hình bầu dục, nhỏ và hơi tròn. Chiều dài thân khoảng 4 - 5 mm, chiều ngang khoảng 2 - 2,5 mm, mình mầu nâu, do thân nhỏ lại có mầu gần giống với mầu của thân cây nên hơi khó phát hiện. Trên cánh có một đốm đen to hình bán cầu ngay giữa của rìa cánh trước, khi đậu hai đốm hình bán cầu thuộc hai cánh kết hợp lại thành một đốm tròn to có đường kính khoảng gần 1 mm. Lưng cong vồng, vòi dài và rất cong.
Trứng của chúng được đẻ trên chãng ba, chãng tư của cành non hoặc trong các khe, các vết nứt trên thân cây. Sau khi nở sâu non (ấu trùng) đục ngay xuống phía dưới chỗ trứng được đẻ chui vào bên trong để gây hại. Sâu non có mầu trắng, mập mạp. đầu mầu nâu vàng, không có chân. Cũng giống như những lòai sâu đục cành khác, sâu non của bọ vòi voi cũng sinh sống và gây hại ở bên trong thân cành nên việc phun xịt thuốc hóa học thường mang lại hiệu qủa không cao. Vì thế nên áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách hợp ly, tùy theo tình hình thực tế và điều kiện sẵn có của mình. Sau đây là một số biện pháp chính:
- Nếu cây mới bị hại nhẹ và cây còn thấp nên tìm chỗ bị đục tách vỏ để bắt giết sâu, nhộng.
- Nếu cây đã bị hại nặng nên cắt bỏ những đọan cành đã bị sâu gây hại, kể cả những cành đã bị khô, thu gom lại đem tiêu hủy để diệt sâu nhộng bên trong, hạn chế mật số sâu cho các đợt kế tiếp.
- Với những cành lớn không thể cắt bỏ có thể dùng ống chích bơm thuốc thuốc trừ sâu vào bên trong lỗ đục, hoặc dùng bông gòn tẩm thuốc sâu, nhét vào bên trong rồi dùng đất nhão trét kín lỗ đục để thuốc xông hơi diệt sâu nhộng bên trong.
- Thường xuyên kiểm tra vườn cây, nếu thấy trên các chãng ba, chãng tư cành non có nhiều con bọ trưởng thành có thể phun xịt thuốc trừ sâu để diệt trừ. Sau đó cứ khỏang 7 - 10 ngày lại xịt một đợt thuốc để diệt sâu non vừa nở khi chúng chưa kịp đục vào bên trong gây hại. Về thuốc có thể sử dụng một trong các lọai thuốc trừ sâu như: Sevin 43FW, hoặc Sevin 85S, Para 43 SC, Carmethrin 10EC hoặc 25EC, Punisx 5.5 EC hoặc 25EC, Pycythrin 5EC, DimenatEC...Trước khi phun xịt nhớ đọc kỹ hướng dẫn cách sử dụng có in trên vỏ bao bì.
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...